Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2592
Nhan đề: Kết quả điều trị viêm đường mật cấp do sỏi có kết hợp với dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: TÔ, QUANG HƯNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng, Bùi Hải
PGS.TS. Trần, Bảo Long
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm đường mật là một bệnh lý hay gặp ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên khắp thế giới, diễn biến bệnh phức tạp, có nhiều biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Viêm đường mật cấp tính là hậu quả của cả tắc nghẽn ống mật và nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật là do hẹp đường mật lành tính (sau phẫu thuật, viêm tụy cấp và mãn tính, viêm đường mật tự miễn, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát, dị tật sỏi hoặc bẩm sinh), hẹp đường mật ác tính (ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật, ung thư đường mật), tắc nghẽn stent đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn đường mật là sỏi đường mật.1 Viêm đường mật cấp tính có khả năng đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi nhiễm trùng đường mật. Tình trạng này lần đầu tiên được mô tả vào năm 1877 bởi Charcot: đau bụng hạ sườn phải, sốt và vàng da, được gọi là tam chứng Charcot. Nếu viêm đường mật cấp tính không được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp, nó có thể nhanh chóng phát triển thành hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS), nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Viêm đường mật cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn 50% vào những năm 1970. Viêm đường mật cấp tính nặng có tỷ lệ tử vong từ 11 đến 27% trong những năm 1990. Điều trị sớm bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và giải áp đường mật bằng dẫn lưu là cơ bản trong điều trị viêm đường mật cấp tính.2 Dẫn lưu đường mật qua da là một trong những phương pháp giải áp đường mật. Nó đã được thực hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước, tuy nhiên các biến chứng của thủ thuật khá nhiều do đó phương pháp này đã bị lãng quên một thời gian. Với sự ra đời của siêu âm, tỷ lệ thành công của thủ thuật cao và biến chứng đã giảm rất nhiều. Đặc biệt, với các bệnh nhân nặng, có nhiều bệnh phối hợp, việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn… thì đây là một phương pháp giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn hiểm nghèo để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật an toàn hơn và trong những trường hợp dẫn lưu đường mật qua da là thủ thuật giải áp mật hiệu quả cho bệnh nhân, mà không cần phẫu thuật. Ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kỹ thuật dẫn lưu đường mật qua da đã được áp dụng từ vài năm nay để kết hợp điều trị viêm đường mật cấp do sỏi, đặc biệt là các bệnh nhân viêm đường mật cấp nặng, có nhiều bệnh phối hợp, cơ địa già yếu, đã phẫu thuật lấy sỏi nhiều lần mà việc phẫu thuật cấp cứu để điều trị có nguy cơ làm cho tình trạng bệnh nhân nặng nề hơn. Việc tổng kết, đánh giá kết quả của phương pháp điều trị này là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả điều trị viêm đường mật cấp do sỏi có kết hợp với dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của viêm đường mật cấp do sỏi được điều trị nội khoa phối hợp dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Nhận xét kết quả điều trị nội khoa kết hợp với dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2592
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0084.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.04 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.