Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2582
Title: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐIỀU TRỊ CHỐNG ĐÔNG VÀ BIẾN CỐ CHẢY MÁU SAU SÁU THÁNG Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN, THỊ HOA
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Ngọc Quang
Keywords: Nội-Tim mạch
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Rung nhĩ là một rối loạn nhịp thường gặp và có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi 1 với tần suất khoảng 1% ở người trưởng thành và tăng tới 9% ở những bệnh nhân trên 80 tuổi 2. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến rung nhĩ bao gồm các lần nhập viện do rối loạn huyết động, biến cố tắc mạch, suy tim, đột quỵ và tử vong 3. Bệnh thường xuất hiện khi có bất thường về cấu trúc hoặc điện sinh lý của cơ nhĩ gây ra các xung động và/hoặc đường dẫn truyền bất thường 4, được đặc trưng bởi sự khử cực nhanh và không đều của tâm nhĩ cùng với không xuất hiện sóng P trên điện tâm đồ, do đó thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và gia tăng nguy cơ đột quỵ 5. Rung nhĩ làm hình thành các huyết khối trong buồng nhĩ, thường là khởi phát từ tiểu nhĩ trái 6, do đó bắt buộc phải điều trị dự phòng. Đối với rung nhĩ do bệnh van tim (van tim nhân tạo, phẫu thuật sửa van, hẹp van hai lá mức độ vừa đến nặng (diện tích van hai lá ≤ 1,5cm2)) - thuốc được chỉ định là kháng vitamin K với INR (International Normalised Ratio) cần đạt là 2,0 đến 3,5 (van hai lá cơ học INR mục tiêu là 2,5 – 3,5, van động mạch chủ cơ học hoặc hẹp van hai lá đơn thuần, INR mục tiêu là 2,0 – 3,0) 6. Đối với rung nhĩ không do bệnh van tim, chiến lược dự phòng huyết khối dựa trên hệ thống phân tầng nguy cơ đột quỵ bằng thang điểm CHA2DS2 - VASc và thuốc được chỉ định có thêm các chống đông đường uống (NOACs-New oral anticoagulants)7 ngoài kháng vitamin K với INR mục tiêu bằng 2,0-3,0. Thách thức được đặt ra là bên cạnh giá trị làm giảm nguy cơ tim mạch do huyết khối, sự duy trì những thuốc này lại đưa đến những nguy cơ xuất huyết, đôi khi rất trầm trọng cho bệnh nhân. Vì vậy, trong thực hành lâm sàng, không hiếm những trường hợp người thầy thuốc phải đứng trước chọn lựa nên hay không nên sử dụng tiếp tục các thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại thường ít có ý thức thăm khám định kì nhằm kiểm tra, đánh giá tác động của thuốc lên cơ thể và nguy cơ cũng như các biểu hiện chảy máu – đôi khi vô cùng kín đáo – trong quá trình điều trị. Bởi vậy, song song với việc phân tầng nguy cơ huyết khối do rung nhĩ, việc nhận định nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc chống đông cũng là một trong những khâu hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình trạng điều trị chống đông và biến cố chảy máu trên bệnh nhân rung nhĩ tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng điều trị chống đông và biến cố chảy máu trên bệnh nhân rung nhĩ tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020. 2. Tìm hiểu tỷ lệ và các yếu tố có liên quan đến biến chứng chảy máu ở các bệnh nhân rung nhĩ được điều trị chống đông nói trên trong thời gian 6 tháng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2582
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0073.pdf
  Restricted Access
2.03 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.