Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2580
Nhan đề: | Đánh giá kết quả điều trị dị dạng rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ ngoài xoang hang bằng can thiệp nội mạch có dùng bóng bảo vệ |
Tác giả: | NGUYỄN, TẤT THIỆN |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. VŨ, ĐĂNG LƯU |
Từ khoá: | Chẩn đoán hình ảnh |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Rò động tĩnh mạch màng cứng (RĐTMMC) được định nghĩa là luồng thông bất thường giữa các nhánh động mạch và các xoang tĩnh mạch màng cứng, tĩnh mạch màng mềm hoặc tĩnh mạch vỏ não, vị trí luồng thông nằm trên lá màng cứng. RĐTMMC chiếm 10-15% các dị dạng mạch máu nội sọ1,2,3. Tỷ lệ phát hiện ở người trưởng thành là 0,16/ 100.000 người/ năm4. Đây là bệnh lý với tổn thương phức tạp, có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, ù tai gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nặng hơn có thể gây ra xuất huyết nội sọ hoặc các tổn thương thần kinh khu trú, vì vậy việc chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng là rất quan trọng. RĐTMMC được phân loại dựa vào vị trí luồng thông (xoang ngang – sigma, xoang hang, xoang dọc trên, lều tiểu não…1,5,6) hoặc dựa vào hình thái tĩnh mạch dẫn lưu (theo phân loại của Lalwani, Borden và Cognard7,8,9). Các dị dạng rò động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang đã có nhiều nghiên cứu được công bố trong nước cũng như quốc tế, chiến lược điều trị là tương đối thống nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu về dị dạng rò ngoài vùng xoang hang còn khá khiêm tốn, do tính đa dạng và phức tạp của tổn thương, sự đan xen của các phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, can thiệp nội mạch là phương pháp được lựa chọn ưu tiên trong điều trị dị dạng RĐTMMC, do có nhiều ưu điểm như tính xâm lấn thấp, khả năng tiếp cận và gây tắc dị dạng với tỷ lệ ngày càng cao10. Về kĩ thuật can thiệp, có hai đường tiếp cận để điều trị dị dạng là đường động mạch, đường tĩnh mạch hoặc phối hợp cả hai, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Với sự ra đời của vật chất tắc mạch lỏng (Onyx, Squid…) và các cải tiến trong công nghệ vi ống thông, can thiệp theo đường động mạch trở thành lựa chọn ưu tiên so với đường tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm khi vật liệu tắc mạch trào ngược vào động mạch lành, hoặc lan vào và gây tắc xoang tĩnh mạch dẫn lưu. Trên nguyên tắc, việc “loại bỏ” được hoàn toàn xoang tĩnh mạch tổn thương sẽ giúp gây tắc được dị dạng, nhưng đối với trường hợp các xoang này còn chức năng thì sẽ gây tăng đáng kể tỷ lệ tai biến kèm theo, bao gồm nhồi máu tĩnh mạch và xuất huyết nội sọ11. Vì thế với những trường hợp này, yêu cầu bảo tồn xoang tĩnh mạch được đặt ra, song song yêu cầu gây tắc được dị dạng và hạn chế tối đa của trào ngược động mạch lành. Với việc ra đời của thế hệ bóng mới (Copernic RC, hãng Balt, Pháp), chiến lược điều trị gây tắc dị dạng theo đường động mạch kèm bơm bóng chẹn bảo vệ xoang tĩnh mạch có thể giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại này12. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nghiên cứu trên thế giới về kĩ thuật trên là chưa nhiều, số lượng ca trong mỗi nghiên cứu còn hạn chế, trong khi ở Việt Nam chưa từng có báo cáo nào trước đây. Vì lý do đó, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị dị dạng rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ ngoài xoang hang bằng can thiệp nội mạch có dùng bóng bảo vệ” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh trên chụp mạch số hóa xóa nền của rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ ngoài xoang hang. 2. Đánh giá kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ ngoài xoang hang bằng can thiệp nội mạch có dùng bóng bảo vệ. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2580 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0071.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.09 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.