Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2575
Title: | KẾT QUẢ TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM XI MĂNG KHÔNG BÓNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN XẸP THÂN ĐỐT SỐNG CÓ LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN E |
Authors: | NGUYỄN, THANH TÙNG |
Advisor: | PGS.TS. HÀ, KIM TRUNG |
Keywords: | Ngoại khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Loãng xương là sự giảm khối lượng và chất lượng của hệ thống xương dẫn đến giảm sức chống đỡ và chịu lực, làm xương mỏng dần, dễ gãy, dễ lún xẹp, đặc biệt là các vị trí chịu lực của cơ thể như đốt sống, cổ xương đùi, đầu xương quay… Lún xẹp cột sống là một biến chứng hay gặp của loãng xương. Lún xẹp cột sống có loãng xương thường không gây tử vong nhưng gây lên những tổn thương nặng nề về sức khỏe, kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo nghiên cứu về loãng xương cột sống ở Châu Âu (EVOS), ở tuổi 75-79, tỷ lệ xẹp thân đốt sống do loãng xương mỗi năm là 13,6 trên 1000 người đối với nam, và 29,3 đối với nữ. Ở Mỹ, mỗi năm phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ (khoảng 17,9 tỷ đô la) để điều trị gãy xương do loãng xương, còn tại Anh quốc là khoảng 1,7 tỷ bảng Anh. Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu 4200 người tại thành phố Hồ Chí Minh có 45% người trên 50 tuổi, trong số này có tới 14% nữ và 5% nam được chẩn đoán loãng xương. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau lưng cấp tính, đau khi thay đổi tư thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng hoặc ngược lại, từ nằm chuyển sang ngồi và thường đau sẽ đỡ dần sau khi ổn định tư thế. Tình trạng này làm BN đau đớn, mất ngủ , trầm cảm. Ngoài ra, còn có thể gây lên biến dạng gù cột sống, chèn ép tủy sống, rối loạn đại tiểu tiện, mất khả năng làm việc, lệ thuộc thuốc giảm đau… Cho đến nay, điều trị bảo tồn cho những BN lún xẹp đốt sống có loãng xương là: bất động tại chỗ, dùng thuốc giảm đau, mặc áo nẹp và điều trị loãng xương. Tuy nhiên người cao tuổi nằm bất động lâu sẽ lại dẫn đến các biến chứng như loét vùng tỳ đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch… Phẫu thuật điều trị di chứng của xẹp đốt sống cũng là thách thức vô cùng lớn. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu vẫn là cố định cột sống bằng nẹp vít, chỉnh gù cắt thân đốt sống giải ép thần kinh… Do chất lượng xương quá kém làm tăng nguy cơ thất bại trong cố định: nhổ vít, không liền xương. Ngoài ra, việc phẫu thuật trên bệnh nhân cao tuổi, thể trạng yếu nhiều bệnh lý phối hợp có thể gây lên nhưng biến chứng không mong muốn khi gây mê và sau mổ. Năm 1984, tại Pháp, Herve Deramond đã đánh dấu bước tiến lớn trong điều trị xẹp thân đốt sống khi đề ra phương pháp tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học. Với phương pháp này một lượng xi măng sinh học sẽ được đưa vào trong thân đốt sống, xi măng sẽ giúp hàn gắn lại các gãy xương siêu nhỏ từ đó làm vững lại cột sống, giúp bệnh nhân đỡ đau và khôi phục vận động sớm hơn so với điều trị bảo tồn. Ở Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của Giáo sư Herve Deramond, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên áp dụng kỹ thuật này. Đến nay kỹ thuật đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và các trung tâm, bệnh viện lớn tại Việt Nam và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tại bệnh viện E, tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng qua da cũng đã được thực hiện từ năm 2016 và bước đầu cho kết quả rất tốt. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng không bóng điều trị bệnh nhân xẹp thân đốt sống có loãng xương tại bệnh viện E” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp thân đốt sống có loãng xương được bơm xi măng. 2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống có loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng tại bệnh viện E. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2575 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0066.pdf Restricted Access | 2.19 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.