Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2570
Nhan đề: Khảo sát nồng độ testosterone huyết tương ở nam trên 50 tuổi có giảm mật độ xương và loãng xương tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: VŨ, CHI MAI
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ, TRUNG QUÂN
Từ khoá: Nội – Nội tiết
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Trong những thập niên gần đây cùng với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại thì tuổi thọ con người ngày càng tăng cao nhưng điều này cũng mang lại cho nhân loại những thách thức rất lớn về sự gia tăng các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Trong số đó loãng xương được xếp vào nhóm 10 bệnh có nhiều tác động nhất lên người cao tuổi. Loãng xương làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh và trở thành gánh nặng cho ngành y tế, tài chính quốc gia 1. Dữ liệu tại Mỹ cho thấy nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương khoảng 16.000/100.000 dân 2 và 1/3 các trường hợp gãy cổ xương đùi xảy ra ở nam giới 3. Tại Việt Nam, tỉ lệ loãng xương ở nam giới sau 50 tuổi là 10% 4. Tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở nam giới nặng nề hơn ở nữ. Trong số các gãy xương đùi do loãng xương, có 20 - 25% là ở nam giới và tỉ lệ tử vong trong 12 tháng đầu sau gãy xương đùi ở nam là 20% cao hơn so với nữ 5. Tỉ lệ phải điều trị tại bệnh viện do biến chứng gãy xương do loãng xương ở nam giới tương đương với điều trị do ung thư tiền liệt tuyến (chiếm 1/9 ở nam giới) 6. Ngược lại với nữ giới, loãng xương nam giới thường là loãng xương thứ phát. Khoảng 50% các trường hợp loãng xương ở nam giới có liên quan đến việc sử dụng glucocorticoid, lạm dụng rượu…7 8. Những bệnh nhân sau khi đánh giá toàn diện mà không tìm được nguyên nhân thứ phát gây loãng xương được chẩn đoán loãng xương nguyên phát. Cho đến nay, cơ chế của sự mất xương trong loãng xương nguyên phát ở nam giới vẫn chưa được xác định rõ. Hormone giới tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì khối lượng xương. Ở nữ mối tương quan giữa mật độ xương và estrogen là rất rõ ràng và phụ nữ sau mãn kinh việc suy giảm nồng độ estrogen đã làm gia tăng tỉ lệ bệnh loãng xương. Ở nam giới nhất là trên 50 tuổi việc suy giảm testosterone tăng lên theo thời gian, tuy nhiên mối tương quan giữa testosterone và mật độ xương là không rõ ràng bằng estrogen (một hormone sinh dục nữ cũng có ở nam giới) 9 10. Giảm nồng độ testosterone gây nhiều trạng thái thứ phát như: giảm chất lượng đời sống tình dục, giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, giảm khối lượng cơ và ảnh hưởng đến chu chuyển xương, mật độ xương. Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương và các yếu tố liên quan trên nữ giới, song các nghiên cứu về loãng xương và các yếu tố liên quan trên nam giới chưa nhiều. Vì vậy đề tài “Khảo sát nồng độ testosterone huyết tương ở nam trên 50 tuổi có giảm mật độ xương và loãng xương tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai” được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát nồng độ testosterone huyết tương ở nam trên 50 tuổi có giảm mật độ xương và loãng xương tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến nồng độ testosterone ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2570
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0061.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.