Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2569
Nhan đề: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn, virus và các yếu tố liên quan của viêm phổi tái diễn có suy hô hấp ở trẻ em nhập khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả: PHẠM THỊ, THANH TÂM
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê, Thanh Hải
TS. Phùng Thị, Bích Thuỷ
Từ khoá: Nhi khoa – Hồi sức
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm phổi tái diễn (recurrent pneumonia- RP) chiếm từ 7,7% đến 9% trẻ mắc viêm phổi 1. Nghiên cứu của Saad và cộng sự thực hiện trên 1228 trẻ viêm phổi cho thấy cứ 10 trẻ được chẩn đoán viêm phổi có 1 trẻ mắc RP 2. RP chiếm tới 38,1% trong tổng số 601 trẻ viêm phổi theo nghiên cứu của Bolursaz và cộng sự 3. Viêm phổi tái diễn là một bệnh lý phức tạp, biểu hiện lâm sàng đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh trực tiếp ở các đợt tái diễn cũng như các tổn thương cơ bản của hệ thống hô hấp và bệnh lý nền của bệnh nhân 45.Trong số trẻ RP, nhóm trẻ viêm phổi nặng tái diễn (SRP) là nhóm có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao 6. SRP dễ đồng nhiễm các căn nguyên vi sinh như vi khuẩn, virus, vi khuẩn không điển hình... 7. Cấy dịch tỵ hầu và test nhanh một số loại virus như Respiratory syncytial virus (RSV), Adenovirus (AdV), Influenzae virus (Flu)… là phương pháp chẩn đoán thông thường, được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị để xác định các căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên các phương pháp trên thường có độ nhạy thấp, xác định từng loại tác nhân riêng lẻ và yêu cầu phải đủ mẫu bệnh phẩm, đôi khi phải lấy mẫu nhiều lần 8. Kỹ thuật realtime PCR (RT-PCR) đa mồi từ dịch tiết đường thở có độ nhậy cao hơn và thời gian cho kết quả ngắn hơn, đồng thời nó còn có khả năng phát hiện được cùng một lúc nhiều loại tác nhân gây bệnh so với các phương pháp thông thường 9. Phương pháp PCR có độ nhạy 90,4%, độ đặc hiệu 94% khi so sánh với phương pháp nuôi cấy. Sử dụng kỹ thuật RT-PCR đa mồi được xem là phương pháp ưu việt vì có thể chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh mà phương pháp cấy dịch tỵ hầu cho kết quả âm tính do bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước đó 10. Việc tìm ra sớm tác nhân vi khuẩn, virus trên trẻ mắc SRP đặc biệt quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa biến chứng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các nhà lâm sàng phát hiện bệnh lý nền và các yếu tố liên quan để phòng đợt tái nhiễm11. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ viêm phổi tái diễn không nhỏ, chiếm 24,4% số trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp 12, bệnh thường diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong và biến chứng còn cao, lựa chọn kháng sinh ban đầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc kháng sinh bao vây, dễ gặp thất bại trong điều trị hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc. Việc tìm nguyên nhân gây bệnh trực tiếp của các đợt viêm tái diễn thường khó khăn 11. Tại khoa Cấp cứu – Chống độc, ước tính có đến 145 trường hợp viêm phổi tái diễn chỉ trong 2 năm (2016-2018) 12. Nhiều trường hợp chẩn đoán muộn hoặc lúng túng trong điều trị kháng sinh, dẫn tới thất bại trong điều trị. Vậy, những chủng vi khuẩn, virus nào hay gặp trong viêm phổi tái diễn (RP) có suy hô hấp? Chúng có liên quan gì với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RP? Từ câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn, virus và các yếu tố liên quan của viêm phổi tái diễn có suy hô hấp ở trẻ em nhập khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương”, với 2 mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm một số vi khuẩn, virus ở trẻ viêm phổi tái diễn có suy hô hấp bằng kĩ thuật realtime PCR. 2. Nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng với nhiễm vi khuẩn, virus ở trẻ viêm phổi tái diễn có suy hô hấp, tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2569
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0060.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.09 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.