Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2563
Title: TỔN THƯƠNG MẮT Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGUYỄN THỊ, MAI HƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Văn Đoàn
Keywords: Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus) là một rối loạn mô liên kết phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô. Quá trình phát triển bệnh rất khó đoán trước, có những giai đoạn đợt cấp xen kẽ với những giai đoạn ổn định. Bệnh phổ biến ở nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở nam. Lupus ban đỏ hệ thống hiện tại được điều trị bằng điều trị triệu chứng, thuốc chủ yếu sử dụng là corticosteroid, chống sốt rét tổng hợp và các thuốc ức chế miễn dịch. Lupus ban đỏ hệ thống có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan hoặc mô nào trong cơ thể , và mắt cũng không ngoại lệ. Tổn thương mắt có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh, có thể liên quan đến hoạt động của bệnh SLE, đi kèm với tổn thương tại các cơ quan nội tạng khác. Tổng số tổn thương mắt chiếm tỷ lệ cao lên đến 30% trong số bệnh nhân mắc SLE.1 Điều cần thiết để bảo tồn chức năng thị giác là duy trì sự cân bằng nội môi, hệ miễn dịch được thiết kế để đáp ứng với các xâm nhập của vi sinh vật từ môi trường, trong khi vẫn duy trì khả năng tự kháng nguyên, vi sinh vật cộng sinh. Kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi được điều chỉnh chặt chẽ để hạn chế tổn thương mô, nhưng kích hoạt có thể gây nên khả năng miễn dịch với các tự kháng nguyên trên tổ chức mắt và mô liên quan. Các vấn đề môi trường, vi sinh vật và nội sinh hoạt hóa kháng nguyên và yếu tố di truyền là tác nhân gây các rối loạn miễn dịch của các bộ phận tại mắt trên bệnh lý tự miễn. Lupus ban đỏ hệ thống có thể tổn thương nhiều bộ phận của mắt, bao gồm mí mắt, cấu trúc ngoài của mắt, màng cứng, giác mạc, mạch máu võng mạc, võng mạc và thần kinh thị giác. Do đó, các biểu hiện của SLE tại mắt rất đa dạng từ khô mắt đến viêm giác mạc thâm nhiễm, viêm xơ cứng, viêm màng cứng, viêm mạch máu võng mạc, bệnh thần kinh thị giác và viêm hốc mắt. Mí mắt có thể liên quan đến tổn thương da ở lupus, và vận động nhãn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi các bất thường thần kinh sọ hoặc do viêm cơ hốc mắt. Và đặc biệt việc tổn thương mắt có liên quan kháng thể kháng phospholipid ở bệnh nhân SLE. Việc nhận biết sớm bệnh và điều trị giúp giảm tỷ lệ mắc và mất thị lực Ngoài ra, các tổn thương mắt ở bệnh nhân SLE liên quan các tác dụng phụ do thuốc trong quá trình điều trị như thuốc chống sốt rét, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch là các nhóm thuốc phổ biến được sử dụng trong SLE. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Cát Vân Anh về tổn thương mắt ở bệnh nhân SLE là 33,95%; tuy nhiên chưa đánh giá được nhiều mối liên quan tổn thương mắt với bệnh SLE. Về đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân SLE liên quan đến chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh và chất lượng sống của bệnh nhân SLE mà chưa được chú ý trên lâm sàng cũng như trong nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Tổn thương mắt ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và các yếu tố liên quan.” Với hai mục tiêu cơ bản sau: 1. Mô tả đặc điểm tổn thương mắt ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. 2. Nghiên cứu mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với tổn thương mắt ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2563
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0054.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.