Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2555
Nhan đề: “Đánh giá kết quả điều trị chảy máu nặng sau đẻ bằng can thiệp nội mạch”
Tác giả: VŨ ĐỨC, THÀNH
Người hướng dẫn: Nguyễn Xuân, Hiền
Từ khoá: Chẩn đoán hình ảnh
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Chảy máu sau đẻ (CMSĐ), theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), là một trong năm tai biến sản khoa gây tử vong mẹ, xuất hiện có thể ngay sau khi sổ thai hay sổ rau, mà cũng có thể xuất hiện muộn trong thời kỳ hậu sản. Đặc biệt với chảy máu sau đẻ nặng là mất máu nhiều và có thay đổi huyết động thì nguy cơ tử vong mẹ càng cao. CMSĐ được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn sớm chảy máu trong 24 giờ đầu sau đẻ thường hoặc sau mổ lấy thai 1 và giai đoạn muộn là chảy máu sau 24 giờ cho đến 6 tuần sau đẻ hay sau mổ thời kỳ hậu sản 2. Nguy cơ chảy máu nặng sau đẻ do tổn thương động mạch (ĐM) tử cung (TC) có thể dẫn đến hoại tử vùng tử cung, chảy máu nhiều phải cắt tử cung, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong mẹ. Nguyên nhân chảy máu sau đẻ thường đa dạng có thể do đờ tử cung, vỡ tử cung, chấn thương đường sinh dục, rau cài răng lược nhiễm khuẩn tại tử cung, sót rau, nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu,…. Đã có nhiều phương pháp điều trị CMSĐ khác nhau như: hồi sức tích cực, điều trị rối loạn đông máu, mổ cắt tử cung… Trong những năm gần đây, nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, phương pháp nút mạch máu vùng TC ngày càng hiệu quả và an toàn dần trở thành sự lựa chọn, đặc biệt với chảy máu nặng sau đẻ. Nút mạch là một kỹ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu, nhanh, chính xác để cầm máu - khi xác định cháy máu từ động mạch, cứu sống sản phụ cũng như bảo tồn tử cung mang lại cơ hội cho khả năng sinh đẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ưu việt của phương pháp này là thay vì các nhà sản khoa phải mổ, thắt động mạch bằng con đường từ ngoài vào thì phương pháp nút mạch máu được xem là “thắt mạch” từ trong ra, tìm điểm chảy máu trong khi phẫu thuật thì rất khó khăn vì ổ bụng rộng, bệnh nhân lại đang trong tình trạng cấp cứu. Chụp cắt lớp vi tính tìm được chính xác điểm chảy máu, cung cấp bản đồ mạch máu thì việc can thiệp nút mạch nội mạc sẽ nhanh, chính xác và an toàn hơn nhiều. Thời gian để tiến hành kỹ thuật chỉ mất khoảng từ 30-45 phút tính từ lúc bệnh nhân nhập viện cấp cứu. Từ sau khi S.Vedantham năm 1979 đã tiến hành gây tắc động mạch tử cung cầm máu thành công cho một bệnh nhân CMSĐ đã được cắt tử cung nhưng chảy máu lại đến nay các phương pháp nút mạch đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp. Ngoài hiệu quả trong việc cầm máu thì nhiều nghiên cứu cho thấy việc gây tắc mạch động mạch tử cung không gây ra các biến chứng sớm như đau đớn, tắc mạch vùng tiểu khung hay các bộ phận khác, cũng như các biến chứng muộn về rối loạn kinh nguyệt hay giảm khả năng thụ thai làm tổ cùng với sự phát triển thai nhi trong tử cung đó. Với mong muốn tìm hiểu về CMSĐ nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị chảy máu nặng sau đẻ bằng can thiệp nội mạch” với 2 mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính và chụp mạch của chảy máu nặng sau đẻ. 2. Đánh giá kết quả của phương pháp nút mạch trong điều trị chảy máu nặng sau đẻ.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2555
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0715.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.31 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.