Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2544
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN CỦA GRANISETRON Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CỘT SỐNG ĐƯỢC GIẢM ĐAU BẰNG PCA MORPHIN
Authors: PHẠM THỊ, KIM HUỆ
Advisor: NGUYỄN HỮU, TÚ
Keywords: Gây mê hồi sức
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nôn và buồn nôn sau mổ (NBNSM) là một trong bốn vấn đề nan giải của Gây mê hồi sức,bao gồm: tỉnh trong phẫu thuật,đau sau phẫu thuật,nôn buồn nôn sau mổ và phục hồi nâng cao sau phẫu thuật. Theo các nghiên cứu thống kê của hội Gây mê hồi sức Mỹ thì tỷ lệ nôn sau mổ nói chung là 30%,buồn nôn là 50%, thậm chí ở những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao thì tỷ lệ NBNSM có thể lên tới 80%. NBNSM có liên quan đến việc sử dụng các thuốc trong quá trình gây mê phẫu thuật, giảm đau và đặc biệt là ở bệnh nhân có sử dụng Morphin. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nôn có thể gây bục vết mổ, chảy máu sau mổ, gây mất nước và điện giải làm chậm quá trình hồi phục,... đồng thời là mối nguy hiểm cho những bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ, thoát mê chưa hoàn toàn, nguy cơ trào ngược vào phổi. Hậu quả của nôn tác động rất lớn đến kết quả điều trị, có thể làm bệnh nhân nặng nề thêm về tâm lý khi phải chấp nhận phẫu thuật. Do đó NBNSM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần có phương án giải quyết. Hiện nay, công nghệ 4.0 ngày càng phát triển trên toan thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, trong đó có phẫu thuật cột sống. Phẫu thuật cột sống hiện nay với các trang thiết bị hiện đại và kĩ thuật tiên tiến ( như TLIF, MISTLIF,…) đã giúp cho cuộc mổ được an toàn hơn, giảm thiểu sự mất máu, ít xâm lấn hơn, dẫn đến phục hồi sau mổ tốt hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian mổ kéo dài hơn, điều này khiến cho bệnh nhân phải sử dụng một lượng thuốc mê lớn hơn, dẫn đến làm tăng nguy cơ NBNSM. Mặt khác, phẫu thuật cột sống có đặc thù là bệnh nhân phải nằm sấp, thường phải gây mê nội khí quản nên càng làm tăng nguy cơ NBNSM. Hiện nay, PCA Morphin là phương pháp giảm đau được ưu tiên hàng đầu sau các phẫu thuật,trong đó có phẫu thuật cột sống. Đây là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả mà bệnh nhân có thể tự điều khiển, chủ động kiểm soát được cơn đau của mình, giúp phục hồi sớm sau mổ. Tuy nhiên, Morphin lại là thuốc gây nôn và buồn nôn mạnh, dẫn đến làm tăng nguy cơ nôn và buồn nôn. Một số loại thuốc chống nôn thường được dùng trước đây để dự phòng NBNSM như kháng histamine,các dẫn xuất phenothiazine, kháng cholinergic, đối kháng thụ thể dopamine với tác dụng không mong muốn như an thần, dysphoria, triệu chứng ngoại tháp, khô miệng, bồn chồn, nhịp tim nhanh,…và tỷ lệ NBNSM còn cao.,, Thuốc chống nôn nhóm anti 5HT3: Ondansetron, Granisetron,...đang được sử dụng ưu thế hiện nay nhưng mới chỉ có những nghiên cứu về Ondansetron là chủ yếu. Ondansetron đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn các thuốc chống nôn trước kia, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những tác dụng phụ : HC Serotonin, đau đầu,…Granisetron là thuốc chống nôn mạnh, là thế hệ sau của Ondansetron nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và mới đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Do đó để làm rõ hơn tác dụng của Granisetron trong lâm sàng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn của Granisetron ở bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống được giảm đau bằng PCA Morphin” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Granisetron so với Ondansetron sau phẫu thuật cột sống được giảm đau bằng PCA Morphin. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai thuốc trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2544
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0705.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.