Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2541
Title: “ Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ dấu ấn EGFR, HER2 của ung thư biểu mô đường niệu nguyên phát ở bàng quang”
Authors: THÁI THỊ, HỒNG NHUNG
Advisor: Nguyễn Thúy, Hương
Keywords: Giải phẫu bệnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư bàng quang (UTBQ) là bệnh ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư của hệ tiết niệu, đứng hàng thứ 10 trong số các loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới. Theo GLOBOCAN, có khoảng 549.000 trường hợp mắc mới và 200.000 trường hợp tử vong trong một năm; trong đó, 3/4 số trường hợp mắc mới là nam1. Ở Mỹ, UTBQ đứng thứ 4 trong số các ung thư thường gặp nhất ở nam, và đứng thứ 12 trong số các ung thư thường gặp nhất ở nữ. Ước tính trong năm 2018, có 81.190 trường hợp UTBQ được chẩn đoán mới, trong khi đó có khoảng 17.240 trường hợp tử vong do ung thư2. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2018, có khoảng 1500 trường hợp UTBQ được chẩn đoán mới, gần 900 trường hợp tử vong do UTBQ, đứng thứ 20 trong tổng số các loại ung thư tính chung cho cả hai giới3. Trong số các típ UTBQ thì ung thư biểu mô đường niệu (UTBMĐN) là típ ung thư thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% ở các nước công nghiệp và 80% ở các nước khác trên thế giới, các típ UTBQ khác, như ung thư biểu mô tế bào vảy hay ung thư biểu mô tuyến ít gặp hơn4. Chẩn đoán UTBQ dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó chẩn đoán mô bệnh học có ý nghĩa tiêu chuẩn vàng5. Ngoài chẩn đoán, vấn đề tiên lượng cũng có vai trò hết sức quan trọng. Các yếu tố như kích thước u, độ mô học, mức độ xâm lấn, tình trạng di căn là những yếu tố kinh điển để tiên lượng UTBQ6. Nhờ sự phát triển của nhiều kỹ thuật mới đặc biệt là hóa mô miễn dịch (HMMD) được áp dụng rộng rãi, một số dấu ấn miễn dịch mới đang được nghiên cứu như EGFR, HER2 nhằm phát hiện bản chất của các khối u, ứng dụng trong điều trị và tiên lượng UTBQ7,8. EGFR, HER2 thuộc họ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì. Nhiều khối u biểu mô và khối u dạng đặc được tìm thấy biểu hiện quá mức EGFR như khối u đầu mặt cổ, phổi, vú, đại trực tràng và cả UTBQ7. Vai trò của EGFR, HER2 trong quá trình phát sinh và tiến triển của nhiều loại ung thư được thể hiện qua nhiều cơ chế, nhưng chủ yếu là quá trình tăng sinh, tân tạo mạch máu và ngăn cản quá trình tế bào chết theo chương trình7,9,10. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự biểu hiện quá mức của EGFR và HER2 trong UTBQ có liên quan đến tiên lượng xấu với độ mô học, giai đoạn cao, tiến triển xâm lấn cơ và thời gian sống chung giảm11,12. Qua đó, người ta đã thử nghiệm ứng dụng các thuốc điều trị đích để điều trị UTBQ. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu pha I, II sử dụng các thuốc điều trị đích như lapatinip, trastuzumab để điều trị UTBQ tiến triển và đã có những kết quả nhất định13,14. Tại Việt Nam, sự bộc lộ các dấu ấn phân tử EGFR, HER2 đã được nghiên cứu và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú15, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về các dấu ấn này trong UTBQ. Nghiên cứu về mô bệnh học UTBMĐN ở bàng quang cũng không nhiều16-18. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ dấu ấn EGFR, HER2 của ung thư biểu mô đường niệu nguyên phát ở bàng quang” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô đường niệu nguyên phát ở bàng quang theo phân loại của WHO năm 2016. 2. Khảo sát sự bộc lộ các dấu ấn EGFR, HER2 và đối chiếu với một số đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn bệnh ung thư biểu mô đường niệu của bàng quang.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2541
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0714.pdf
  Restricted Access
3.22 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.