Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2540
Title: KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER HUYẾT TƯƠNG LÚC NHẬP VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Authors: NGUYỄN HOA, HỒNG
Advisor: Phan Đình, Phong
Phạm Như, Hùng
Keywords: Tim mạch
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) nói riêng và bệnh tim thiếu máu cục bộ nói chung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gần 9,5 tỉ bệnh nhân tử vong năm 2016.1 Ở Việt Nam, bệnh nhân bị NMCT có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và trở thành vấn đề thời sự được quan tâm.2 Phát hiện sớm, loại trừ nhanh, can thiệp kịp thời, tiên lượng sớm được bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính giúp giảm biến chứng, tỉ lệ tử vong, chi phí điều trị. Hiệp hội tim mạch châu Âu (ESC), tổ chức các trường tim mạch Hoa Kỳ (ACCF), Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), liên đoàn tim mạch thế giới (WHF) đã đồng thuận đưa ra định nghĩa toàn cầu về tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim lần thứ 3 năm 2012.3 Tiêu chuẩn này dựa chủ yếu vào các Troponin và điện tâm đồ 12 chuyển đạo. Tuy nhiên, các troponin chỉ tăng vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đau ngực và có độ nhạy/độ đặc hiệu nhất định, điện tâm đồ cũng tỏ ra có độ nhạy hạn chế trong nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.4 Sinh lý bệnh của nhồi máu cơ tim là sự hình thành huyết khối gây tắc lòng mạch và có sự song hành giữa các quá trình hình thành và tiêu huỷ cục máu đông. Có nhiều chất liên quan đến sự hình thành và li giải huyết khối bao gồm Fibrinogen, plasmin-α2 antiplasmin, prothrombin, yếu tố VII hoạt hoá… và D-Dimer, trong đó D-dimer là một xét nghiệm đã trở thành thường quy trong thực hành. D-Dimer là một sản phẩm thoái giáng fibrin, xuất hiện sớm khi có quá trình đông máu và duy trì ở mức cao trong vài tháng sau nhồi máu cơ tim cấp5. Một số nghiên cứu gần đây đã đề cập đến vai trò của D-Dimer trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Hamidreza Reihani đã xác định ngưỡng chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp của D-Dimer là 548 µg/L với độ nhạy 91,2%, độ đặc hiệu 63,4%.6 Soonuk Choi nghiên cứu thấy D-Dimer tăng cao liên quan tới diện tích nhồi máu lớn, mức độ phù nề cơ tim lớn, và hồi phục ít hơn.7 Wouter J. Kikkert theo dõi 3 năm bệnh nhân NMCT thấy BN có nồng độ D-Dimer cao ≥ 710 µg/L tăng nguy cơ MACE lên 2,58 lần.8 Ở Việt Nam, D-Dimer là dấu ấn sinh học đã được sử dụng thường quy trong chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý tim mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tắc động mạch phổi…. Tuy nhiên, qua tham khảo y văn, chưa có nhiều nghiên cứu về D-Dimer trong nhồi máu cơ tim cấp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Mô tả nồng độ D-Dimer lúc nhập viện trong nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh viện Tim Hà Nội. Mục tiêu 2: Mối tương quan giữa nồng độ D-Dimer huyết tương lúc nhập viện với một số thông số lâm sàng và cận lâm sàng khác trong nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh viện Tim Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2540
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0700.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.