Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2538
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT GẦN CÁC ĐỢT CẤP CỦA BỆNH NHƯỢC CƠ
Tác giả: NGUYỄN THỊ, THU
Người hướng dẫn: Nguyễn Văn, Liệu
Từ khoá: Thần kinh
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh nhược cơ (myasthenia gravis) là một rối loạn thần kinh cơ tự miễn do cơ thể người bệnh có tự kháng thể chống lại các thụ cảm thể acetylcholine ở màng sau khớp thần kinh cơ, làm cho các thụ cảm thể này giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, dẫn tới tình trạng giảm hoặc mất dẫn truyền thần kinh – cơ. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc biệt: yếu cơ dao động trong ngày, tăng lên sau khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi và khi dùng thuốc kháng men cholinesterase. 1,2,3,4,5 Tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới rất khác nhau, có thể do thay đổi địa lý và dân tộc, theo Phillíp II L.H tỷ lệ mắc ở Châu Âu: từ 7/100.000 đến 15/100.000 dân, ở Hoa Kỳ: từ 14/100.000 đến 20/100.000 dân.6 Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 25-125/1 triệu dân, tỷ lệ mới mắc hàng năm thấp nhất là 2-5 và cao nhất là 10,4/1 triệu dân. 7 Nhược cơ ảnh hưởng đến cả nam và nữ, chủ yếu là nữ trước 50 tuổi và nam, nữ như nhau sau 50 tuổi. 8 Nhược cơ có liên quan đến các bệnh tự miễn khác trong khoảng 30% trường hợp.9 Tuy là bệnh hiếm gặp, nhưng nhược cơ là một bệnh mạn tính nặng, ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể bị tàn phế do tình trạng nhược cơ toàn thân và tử vong do các cơn nhược cơ hô hấp kịch phát. Tỉ lệ tử vong theo tuổi khoảng 1/1 triệu dân. 7 Trong hai thập niên gần đây, bệnh nhược cơ được quan tâm nhiều hơn bởi một lý do quan trọng là mặc dù cơ chế bệnh sinh khá rõ ràng và đã có nhiều phương pháp điều trị tương đối hữu hiệu, nhưng việc chăm sóc, quản lý bệnh nhược cơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhược cơ có đặc điểm lâm sàng và diễn tiến bệnh trên mỗi bệnh nhân rất khác nhau. Có bệnh nhân diễn biến nặng nhanh, hay bị tái phát, có bệnh nhân lại nhẹ, ổn định lâu dài. Bệnh nhân hay bị tái phát có thể liên quan đến một số yếu tố. Tại châu Á, trong đó có Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này trong khi việc hiểu biết về các yếu tố này giúp tiên lượng bệnh, làm giảm nguy cơ tử vong, giảm số lần nhập viện, giảm chi phí điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Với mong muốn cung cấp một vài số liệu cơ bản về đặc điểm lâm sàng bệnh nhược cơ và tìm ra các yếu tố tiên lượng tái phát bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tái phát gần các đợt cấp của bệnh nhược cơ" với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhược cơ. 2. Các yếu tố tiên lượng tái phát gần các đợt cấp của bệnh nhược cơ.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2538
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0713.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.99 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.