Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2537
Nhan đề: GIÁ TRỊ CỦA ĐIỆN TẦM ĐỒ BỀ MẶT TRONG CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN NHỊP THẤT KHỞI PHÁT TỪ TAM GIÁC GIAN LÁ GIỮA XOANG VÀNH TRÁI VÀ XOANG VÀNH PHẢI
Tác giả: LÊ QUANG, DƯƠNG
Người hướng dẫn: PHAN ĐÌNH, PHONG
Từ khoá: Nội Tim mạch
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Rối loạn nhịp thất, chủ yếu là ngoại tâm thu thu thất/tim nhanh thất (NTTT/TNT), thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những vấn đề phức tạp của bệnh học tim mạch . Rối loạn nhịp thất có nguồn gốc từ đường ra tâm thất (outflow tract ventricular arrhythmias) chiếm tỉ lệ khá lớn và thường xảy ra ở bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch thực tổn1. Theo các báo cáo của nhiều tác giả trong và ngoài nước, rối loạn nhịp thất khởi phát từ đường ra thất trái chiếm tỉ lệ khoảng 30% 2,3 trong số các trường hợp rối loạn nhịp từ đường ra tâm thất. Trong số NTTT/TNT từ đường ra thất trái, vị trí khởi phát thường gặp là các bó cơ tim nằm ở xoang vành trái (XVT), xoang vành phải (XVP) và tam giác gian lá giữa hai cấu trúc này (tam giác gian lá giữa xoang vành trái và xoang vành phải - TGGLT-P). Các nghiên cứu cũng cho thấy, NTTT/TNT hiếm gặp khởi phát từ xoang không vành vì cấu trúc giải phẫu chủ yếu là các tổ chức xơ liên kết4–6 . Theo nghiên cứu của Yamada, các NTTT/TNT khởi phát từ TGGLT-P chiếm tỉ lệ 3,4% trên tổng số các vị trí gây rối loạn nhịp thất, và 19,2% trong số các NTTT/TNT khởi phát tại xoang Valsalva5. Còn theo một số tác giả khác, Rupa Bala7 và Phan Đình Phong4 thì TGGL chiếm lần lượt 51% và 15,4% trên tổng số các vị trí khởi phát từ xoang Valsava. Việc định khu vị trí khởi phát của các rối loạn nhịp thất bằng điện tâm đồ bề mặt tạo thuận lợi cho thủ thuật triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông, giúp giảm thời gian thủ thuật và thời gian chiếu tia Xquang. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu mô tả đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của rối loạn nhịp thất khởi phát từ TGGLT-P4,5,7 tuy nhiên số lượng bệnh nhân còn khá khiêm tốn và chưa nêu bật được giá trị thống kê của một số dấu hiệu gợi ý cho NTTT/TNT khởi phát từ TGGLT-P. Tại Việt Nam, cho đến nay chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của rối loạn nhịp thất khởi phát từ tam giác gian lá giữa xoang vành trái và xoang vành phải. 2. So sánh đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của rối loạn nhịp thất khởi phát từ tam giác gian lá giữa xoang vành trái và phải với rối loạn nhịp thất khởi phát ở các vị trí khác từ gốc động mạch chủ.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2537
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0693.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.79 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.