Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2536
Title: | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP TRẺ TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI |
Authors: | NGÔ HỮU, AN |
Advisor: | Phạm Văn, Thái Nguyễn Khoa, Diệu Vân |
Keywords: | Nội khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Ung thư biểu mô tuyến giáp là bệnh lý ác tính nguồn gốc từ tế bào biểu mô nang giáp hoặc từ tế bào cạnh nang giáp. Ung thư tuyến giáp (UTTG) chiếm khoảng 1% tổng số các loại ung thư và là ung thư tuyến nội tiết hay gặp nhất (chiếm đến 90% các loại ung thư của tuyến nội tiết)1,2. Theo GLOBOCAN 2018, UTTG đứng thứ 11 trong tổng số 36 loại ung thư với 567,233 ca mắc mới trong cùng năm3. Tại Hoa Kỳ, năm 2019 ước tính có khoảng 52070 trường hợp mắc mới ung thư tuyến giáp chiếm 3% trong tổng số các ung thư tại Hoa Kỳ và có khoảng 2170 trường hợp tử vong vì căn bệnh này4. Theo mô bệnh học, UTTG được chia thành hai thể: thể biệt hoá (chiếm khoảng 80%) và thể không biệt hoá (chiếm khoảng 20%). Tiến triển lâm sàng, cách điều trị và tiên lượng của hai thể là khác nhau. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thường có tiên lượng tốt nhờ sự tiến triển chậm, di căn xa ít và thường hay di căn hạch vùng. Đặc biệt, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi2,5,6 . Năm 1902, Ehrhardt đã báo cáo ca bệnh nhi đầu tiên được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Từ đó cho đến trước những năm 1950-1960, chỉ có một số ít các trường hợp ung thư tuyến giáp ở những người trẻ tuổi được báo cáo. Nhưng từ sau những năm 1950 - 1960 đến nay, tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở trẻ em, trẻ vị thành niên nói riêng và những người trẻ nói chung được ghi nhận là có gia tăng và tiền sử có tiếp xúc với tia xạ vùng đầu cổ được cho là một trong số các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến giáp5. Theo một số nghiên cứu, UTTG không phổ biến ở người trẻ, tuy nhiên nếu phát hiện u tuyến giáp thì nguy cơ ác tính cao hơn bệnh nhân lớn tuổi. Cũng trên các đối tượng này, ung thư tuyến giáp có xu hướng tiến triển ở giai đoạn xâm lấn, di căn và tỷ lệ tái phát cao hơn. Mặc dù vậy, nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách tích cực thì ung thư tuyến giáp trên các bệnh nhân trẻ tuổi này vẫn cho một kết quả khả quan7. UTTG ở người trẻ tuổi thường có tiên lượng rất tốt, với tỷ lệ sống sau 5 năm đạt đến hơn 99%4, tỷ lệ sống thêm trên 10 năm trên 90%8. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát và di căn khá cao, từ 5-30%8. Việc phát hiện đột biến gen BRAF V600E trên bệnh nhân UTTG như một yếu tố tiên lượng xấu đã được báo cáo hàng loạt trong một số nghiên cứu 9. Nhưng trên đối tượng là bệnh nhân trẻ tuổi thì còn rất ít10,11. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu sâu hơn về ung thư biểu mô tuyến giáp trên đối tượng trẻ tuổi ngày càng cấp thiết. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện trên nhóm bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi. Song về mốc tuổi đặt ra trong các nghiên cứu hầu hết vẫn mang tính chất tự quy định. Một vài nghiên cứu mốc tuổi được đưa ra là không quá 25 tuổi của Robert C.Horn năm 195112 . Trong năm 2002, Andrew J. Bauer đã lấy mốc tuổi là không quá 21 tuổi13, Kalliopi Pazaitou-Panayiotou với ngưỡng tuổi từ 8 đến 20 tuổi14. Mặt khác, tại Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tiến hành ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi tại bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2536 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0720.pdf Restricted Access | 2.49 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.