Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2529
Title: “ Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4D trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
Authors: NGUYỄN NGỌC, TÚ
Advisor: Trịnh Lê, Huy
Keywords: Ung Thư
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nữ. Theo GLOBOCAN năm 2018, trên toàn thế giới có 2.088.849 ca mới mắc và có 626.679 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số do ung thư. Tại Việt Nam, năm 2018, tỉ lệ mắc mới của ung thư vú xếp thứ 4 trong các bệnh ung thư nói chung (15.229 ca mới mắc), xếp thứ nhất trong các bệnh ung thư ở phụ nữ (20,6%) và số tử vong do UTV là 6.103, đứng ở vị trí thứ 4 trong số tử vong do ung thư (5,3%).1 Điều trị ung thư vú là sự phối hợp giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng (phẫu thuật, tia xạ) và toàn thân (hóa trị, nội tiết, miễn dịch). Với quan điểm UTV là một bệnh lý toàn thân, các phương pháp điều trị hệ thống ngày càng đóng vai trò quan trọng. Điều trị hoá chất bổ trợ trước hay còn gọi là hoá chất tân bổ trợ là phương pháp sử dụng hoá chất trước mổ để làm giảm lượng tế bào u tại chỗ, tại vùng tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật. Hóa chất bổ trợ trước mang lại hiệu quả tương đương về sống thêm khi so sánh với hóa chất bổ trợ sau.2 Đồng thời hóa chất bổ trợ trước có một số mặt lợi thế hơn so với điều trị bổ trợ sau như chuyển từ giai đoạn không thể phẫu thuật được thành phẫu thuật được, tăng tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn, theo dõi được đáp ứng của khối u. Anthracyclin đã được chứng minh là một trong các thuốc có hiệu quả cao nhất trong điều trị ung thư vú, thuốc cho tỷ lệ đáp ứng 41% khi dùng đơn độc và 62-70% khi phối hợp với các thuốc khác ở bệnh nhân chưa điều trị hóa chất.3,4 Vì vậy, hầu hết các phác đồ hóa chất trong điều trị ung thư vú đều có anthracyclin. Một nhóm hóa chất mới khác được nghiên cứu trong những năm gần đây trong điều trị ung thư vú là taxan. Khi sử dụng đơn độc thuốc có tỷ lệ đáp ứng 56-62% đối với Paclitaxel,5,6 và 40-63% đối với Docetaxel trên bệnh nhân chưa điều trị hóa chất.7 Đây là tỷ lệ đáp ứng khá cao đối với một thuốc trong điều trị ung thư. Có rất nhiều liệu trình hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư vú dựa trên nền tảng anthracyclin và taxan. Phác đồ 4AC-4D là sự phối hợp ba thuốc với Doxorubicin và Docetaxel đều là hai hóa chất cơ bản trong ung thư vú, được NCCN khuyến cáo trong điều trị bổ trợ trước và bổ trợ sau phẫu thuật. Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, điều trị hóa chất bổ trợ trước trong ung thư vú đã được áp dụng trong nhiều năm gần đây, có nhiều phác đồ được sử dụng, trong đó hay dùng nhất là phác đồ 4AC-4D. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của phác đồ cũng như các tác dụng không mong muốn. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4D trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú được điều trị hóa chất bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ 4AC-4D tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. 2. Đánh giá đáp ứng hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4D trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2529
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0704.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.