Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2525
Title: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM RICKETTSIA Ở BỆNH NHÂN SỐT CẤP TÍNH CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ 7/2018 - 6/2020 BẰNG ELISA
Authors: LƯƠNG THỊ, HỒNG NHUNG
Advisor: 1. PGS.TS. NGUYỄN, VŨ TRUNG
2. TS. LÊ, THỊ HỘI
Keywords: Vi sinh y học
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Rickettsiosis là một bệnh truyền nhiễm do vector truyền bệnh là côn trùng, tiết túc. Nguyên nhân gây bệnh Rickettsiosis là vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae, họ vi khuẩn này gồm có hai chi Rickettsia và Orientia 1. Đây là loại vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, có kích thước rất nhỏ và có cấu trúc tế bào giống vi khuẩn nhưng không có khả năng nhân lên trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Rickettsiae và Orientiae là những vi khuẩn không đi động, kích thước từ 0,3 - 0,5 x 0,8 - 2,0 µm, khó bắt màu nhuộm Gram, hình thái đa dạng, hay gặp nhất là dạng hình que và dễ dàng quan sát được sau khi nhuộm bằng kỹ thuật Giemsa 2. Bệnh do Rickettsiae và Orientiae là một trong những bệnh lây truyền qua côn trùng, tiết túc được chia làm 3 nhóm 3: - Sốt dịch tễ (Typhus Group-TG) do R. prowazekii được gọi là sốt chấy rận hoặc R. typhi thường gọi là sốt do bọ chét chuột truyền. - Sốt phát ban (Spotted Fever Group-SFG): có khoảng 20 loài Rickettsia spp. khác nhau (R. rickettsi, R. akari, R. conorii, R. australis, R. honei, R. akari…). Vector truyền bệnh là bọ, ve. - Sốt mò (Scrub Typhus Group-STG) do Orientia tsutsugamushi. Đây là nhóm gây bệnh hay gặp và có thể gây dịch ở nhiều nước trên thế giới. Vector truyền bệnh mò Leptotrombidium. Bệnh Rickettsiosis có biểu hiện lâm sàng khác nhau, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào loại Rickettsiae bị nhiễm và tình trạng sức khỏe của người bệnh 4. Tỷ lệ tử vong có thể cao tới 30% đối với các bệnh như sốt mò, dịch sốt phát ban, nếu không được điều trị 5,6. Tỷ lệ lây nhiễm cũng khác nhau tuỳ thuộc loại Rickettsiae, có thể cao tới 30% với Rickettsiae gây sốt bọ chét Châu Phi và 60% với Rickettsiae gây sốt mò 7,8. Trên thế giới, bệnh Rickettsiosis đã được nhiều nước nghiên cứu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, TháiLan,.. Ở Việt Nam, một số tác giả như Phạm Thanh Thủy 9, Nguyễn Văn Sơn 10 đã nghiên cứu các vấn đề về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh sốt mò do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi. Về áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán họ vi khuẩn Rickettsiaceae, Phan Thanh Luân 11 đã có nghiên cứu về chẩn đoán Rckettsia trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR. Kỹ thuật PCR có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, cho phép chẩn đoán nhanh, ngay trong thời gian cấp tính của bệnh, tuy vậy xét nghiệm này cần có hệ thống trang thiết bị cùng các sinh phẩm đặc biệt, do đó nó chỉ được thực hiện ở những phòng xét nghiệm được trang bị hệ thống xét nghiệm này. Bên cạnh xét nghiệm PCR, phương pháp xét nghiệm huyết thanh học cũng được ứng dụng với các kỹ thuật khác nhau để xác định nhiễm Rickettsiae. Trong các kỹ thuật về huyết thanh học, kỹ thuật xét nghiệm hấp phụ miễn dịch gắn men (Enzyme Linked Immunosorbent Assay - ELISA). ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể thực hiện cùng lúc với một số lượng lớn bệnh phẩm, phù hợp với việc điều tra dịch tễ học hoặc chẩn đoán hồi cứu7. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về chẩn đoán vi khuẩn Rickettsia bằng kỹ thuật ELISA, áp dụng trong chẩn đoán và điều tra dịch tễ học. Kỹ thuật chẩn đoán này đã được một số nhà khoa học đề xuất có thể thay thế kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) 9,12. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều. Để góp phần trong việc phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae, giúp cho việc chẩn đoán, điều trị phù hợp và điều tra dịch tễ học, chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam từ 7/2018 - 6/2020 bằng ELISA” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam từ 7/2018 - 6/2020 bằng ELISA. 2. So sánh tỷ lệ phát hiện nhiễm vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae bằng kỹ thuật ELISA và PCR.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2525
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0046.pdf
  Restricted Access
2.04 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.