Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2522
Nhan đề: “Đánh giá hiệu quả của Proteoglycan F trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát”
Tác giả: ĐOÀN HẢI, THU
Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ, PHƯƠNG THỦY
VŨ THỊ, THANH HUYỀN
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Thoái hóa khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn, xương dưới sụn. Bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Ở Mỹ, hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp, với 4 triệu người phải nằm viện, trong đó có khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do thoái hóa khớp gối nặng1. Ở Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó thoái hóa khớp gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú và là nguyên nhân gây tàn tật cho người cao tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch2. Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa, giáo dục bệnh nhân về cách phòng ngừa bệnh, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ gây nặng bệnh. Trong đó điều trị nội khoa được coi một phương pháp cơ bản, bao gồm các biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid thường được chỉ định, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, tim mạch, đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi3. Trong số những sự biến đổi của khớp liên quan đến quá trình lão hóa, sự thoái hóa khớp với triệu chứng đau mạn tính. Khuôn sụn là thành phần chủ yếu của sụn khớp, giảm dần thể tích theo tuổi, thành phần chủ yếu là collagen và proteoglycan (PG). PG là một glucose phức hợp của một protein lõi liên kết với một hoặc nhiều glycosaminoglycan (GAG), là một đại phân tử quan trọng tác động đến chức năng sinh lý như: kết dính tế bào4, di chuyển5, biệt hóa6,7 và tạo hình8,9. Trong điều trị, với hi vọng duy trì chức năng của khớp và cải thiện triệu chứng đau khớp, glucosamine và chondroitin sulfate (cả hai đều là thành phần cấu tạo nên proteoglycan) đã được sử dụng như là một thực phẩm bổ sung. Trong đó, glucosamine vốn là chất có tác dụng bảo vệ sụn khớp, chống viêm còn chondroitin sulfate có chức năng làm giảm triệu chứng đau khớp, làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau vốn có nhiều biến chứng toàn thân khi dùng kéo dài10,11,12. Các nghiên cứu cũng cho thấy proteoglycan có tác dụng kích thích tăng trưởng và duy trì sự biệt hóa của tế bào sụn từ tế bào gốc trung mô hoặc chuyển biệt hóa từ nguyên bào sợi ở da của người lớn13. Gần đây, một số nghiên cứu về tác dụng của proteoglycan đã được thực hiện nhưng chủ yếu trong phòng thí nghiệm hoặc trên động vật12,13. Nghiên cứu của Masatomo Najima và cộng sự được tiến hành trên 36 người Nhật Bản, độ tuổi từ 40 - 69 cho thấy việc sử dụng proteoglycan đường uống góp phần cải thiện chức năng vận động của khớp gối, tác dụng giảm đau khớp gối. Tuy nhiên mối liên quan giữa bổ sung proteoglycan đường uống và sự ngăn ngừa tiến triển THK còn chưa thực sự rõ ràng14. Proteoglycan có nhiều dạng bào chế, trong đó có proteoglycan F được chiết xuất từ sụn mũi cá hồi. Ở Việt Nam, hiện nay đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp nguyên phát. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của Proteoglycan F trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát” với 2 mục tiêu sau đây: 1. Đánh giá hiệu quả của Proteoglycan F trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát 2. Đánh giá an toàn của Proteoglycan F trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2522
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0669.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.44 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.