Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2518
Nhan đề: ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM TEXAS TRONG ĐÁNH GIÁ LOÉT BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tác giả: DƯƠNG MẠNH, CƯỜNG
Người hướng dẫn: NGUYỄN KHOA, DIỆU VÂN
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tất cả các type đái tháo đường đều có thể dẫn đến các biến chứng tại các cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng thường gặp bao gồm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, tổn thương thị giác, thần kinh, loét bàn chân và cắt cụt chi 1. Trong đó biến chứng loét bàn chân mà hậu quả là cắt cụt chi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời làm gia tăng gánh nặng cho gia đình, ngành y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa một số yếu tố vết loét (vị trí tổn thương, độ sâu của vết thương, có tổn thương thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng) đến kết quả điều trị 2,3,4,5. Tổn thương thần kinh ngoại vi là một trong những biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường, gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân mắc đái tháo đường ít hơn 5 năm và 35% số bệnh nhân mắc đái tháo đường trên 10 năm 6. Tại bàn chân, tổn thương thần kinh ngoại vi có thể dẫn tới khô da và mất các cảm giác có tác dụng bảo vệ chân như cảm giác đau, áp lực, gây giảm vận động tại khớp. Ngoài ra tổn thương thần kinh tại bàn chân còn làm tăng nguy cơ loét bàn chân do bệnh nhân không cảm nhận được các vết thương nhỏ vùng bàn chân gây ra bởi các chấn thương nhỏ hoặc do giầy, dép. Sự có mặt của biến chứng mạch máu lớn cũng như mạch máu nhỏ và nhiễm trùng cũng làm gia tăng khả năng loét bàn chân và có thể dẫn đến cắt cụt chi 7. Loét bàn chân (LBC) gặp ở 5-10% số bệnh nhân đái tháo đường và khoảng 3% số bệnh nhân sẽ phải cắt cụt chi 8. Loét bàn chân là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng nhất, các thống kê dịch tễ học trên thế giới cho thấy, khoảng 85% các trường hợp cắt cụt chi khởi đầu bằng một tổn thương loét 9. Sự hiện diện hoặc vắng mặt của nhiễm trùng và/hoặc thiếu máu cục bộ chi dưới, giày dép, giảm áp lực bàn chân, kiểm soát đường huyết có ảnh hưởng lớn đến quá trình chữa lành vết loét. Độ sâu của vết loét cũng là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến kết quả của điều trị loét bàn chân do đái tháo đường 10. Một hệ thống phân loại dễ sử dụng cung cấp mô tả thống nhất về vết loét (bao gồm độ sâu và sự hiện diện của nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ) sẽ giúp hình thành kế hoạch điều trị, dự đoán kết quả về mặt chữa lành hay cắt cụt chi dưới. Ở Việt Nam, thang điểm phân độ bàn chân đái tháo đường của Wagner thường được áp dụng trong lâm sàng vì tính dễ sử dụng của nó. Thang điểm Wagner đánh giá độ lan rộng của hoại tử và độ sâu của loét dựa trên 5 mức độ khác nhau tuy nhiên thang điểm chưa đề cập đến các yếu tố như thiếu máu chi dưới và nhiễm trùng. Nghiên cứu của Oyibo đã cho thấy nhóm bệnh nhân LBC có thiếu máu chi dưới và nhiễm trùng có tỷ lệ bệnh nhân phải cắt cụt chi cao gấp 15 lần nhóm bệnh nhân LBC không có thiếu máu chi dưới và nhiễm trùng 8. Thang điểm Texas thể hiện được độ sâu của vết loét, sự hiện diện của nhiễm trùng vết thương, và các dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu cục bộ chi dưới, qua đó có thể giúp đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng vết loét. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam khẳng định về khả năng đánh giá loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường của thang điểm Texas. Vì vậy, chúng tôi làm đề tài nhằm mục tiêu sau: 1. Ứng dụng thang điểm Texas trong đánh giá loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2518
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0684.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.