Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2517
Nhan đề: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ THANH QUẢN TÁI PHÁT SAU CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN |
Tác giả: | HÀ VĂN, NGỌ |
Người hướng dẫn: | TỐNG XUÂN, THẮNG |
Từ khoá: | Tai Mũi Họng;đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thanh quản tái phát sau cắt thanh quản bán phần” |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Thanh quản là cơ quan quan trọng của cơ thể được cấu tạo bởi khung sụn, các màng và dây chằng, nằm phần trước cột sống cổ, liên quan tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như thở, phát âm, nuốt 1. Ung thư thanh quản nguyên phát là thương tổn ác tính chủ yếu xuất phát từ lớp biểu mô của thanh quản, đa phần gặp ở tầng thanh môn. Trên thế giới, ung thư thanh quản là bệnh thường gặp chiếm 2% trong tổng số ung thư của cơ thể 2,3, ở Việt Nam ung thư thanh quản đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm trong số ung thư đầu cổ, nam giới nhiều hơn nữ giới, liên quan chủ yếu đến việc hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, đa số là ung thư biểu mô vảy 2,4,5. Trong vài thập niên qua, điều trị ung thư thanh quản có nhiều bước tiến. Mục tiêu điều trị vừa lấy bỏ được hết tổ chức ung thư, hạch di căn đồng thời bảo tồn tối đa chức năng thanh quản để đảm bảo các hoạt động sinh lý cần thiết cho cơ thể như thở, nuốt và phát âm. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể được lựa chọn và sử dụng đơn độc hay phối hợp với nhau. Phẫu thuật là phương pháp thường được chọn lựa đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân. Có nhiều lựa chọn phẫu thuật để điều trị, có thể nội soi, có thể mổ mở, có thể cắt thanh quản bán phần ngang, có thể cắt thanh quản bán phần dọc, hay cắt toàn phần, có thể nạo vét hạch cổ kèm theo 3,4,5. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu chữa bệnh với chức năng thanh quản được bảo tồn phần nào thì cần chú ý cân nhắc tới nhiều yếu tố trong đó đánh giá nguy cơ tái phát là điều quan trọng. Tái phát trong điều trị ung thư nói chung và trong ung thư thanh quản nói riêng làm giảm kết quả điều trị, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên đối với ung thư thanh quản thì việc phát hiện sớm các tái phát tại chỗ và tái phát hạch vẫn có thể đem lại cơ hội sống cho bệnh nhân. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tái phát khó đánh giá và phát hiện sớm do sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của thanh quản sau điều trị ban đầu. Chọn lựa chiến lược điều trị sau tái phát là công việc khó khăn, đòi hỏi tính chuyên khoa cao và sự cân nhắc kỹ càng giữa chức năng và bệnh học cũng như tình trạng bệnh nhân, hơn nữa việc điều trị cho bệnh nhân tái phát còn mang tính nhân văn sâu sắc của một nền y tế. Vì thế, người bệnh sau điều trị ban đầu cần được theo dõi định kỳ, khám kiểm tra kỹ về lâm sàng cũng như sử dụng các phương tiện cận lâm sàng hỗ trợ để phát hiện sớm các trường hợp tái phát, đồng thời các bác sỹ cũng cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ điều trị đối với các trường hợp này. Bệnh viện tai mũi họng trung ương là cơ sở chuyên khoa chuyên phẫu thuật bệnh lý ung thư thanh quản. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân ung thư thanh quản được điều trị tại đây. Chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái lâm sàng tái phát cũng như các yếu tố liên quan tới sự tái phát cho các bệnh nhân này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thanh quản tái phát sau cắt thanh quản bán phần” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thanh quản tái phát sau cắt thanh quản bán phần. 2. Bước đầu phân tích một số yếu tố liên quan tái phát ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2517 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS0674.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.38 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.