Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2516
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ THẤP CÓ LIỆT TỦY QUA ĐƯỜNG CỔ SAU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Authors: NGUYỄN QUÁN, DUY
Advisor: Nguyễn Hoàng, Long
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chấn thương cột sống cổ là loại tổn thương nặng của bệnh lý chấn thương nói chung và cột sống nói riêng, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong hoặc di chứng tàn tật để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tại Bắc Mỹ năm 2008 có 300.000 trường hợp chấn thương CSC và tỷ lệ chấn thương mới mỗi năm là 20.000 trường hợp. Nước Mỹ phải chi trả khoảng 9.7 tỷ USD hàng năm1. Ở Châu Âu, hàng năm cũng có khoảng trên 40.000 ca tử vong do chấn thương CSC liên quan đến tai nạn giao thông2. Tại Việt Nam, CTCS cổ chiếm từ 2-5% của bệnh lý chấn thương đầu mặt cổ, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân bị chấn thương tủy cổ mà trên phim X-quang thường qui không phát hiện ra tổn thương xương. Tỷ lệ tổn thương thần kinh do chấn thương cột sống cổ rất cao (60 – 70%), trong đó tổn thương tủy hoàn toàn không tiến triển tốt lên sau điều trị khoảng 50%3. CTCS cổ thấp là tổn thương từ C3 – C7 là một bệnh lý thường gặp nhất của chấn thương cột sống cổ (chiếm 86,6%)4 với thương tổn nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền vững của cột sống cổ và thường gây ra thương tổn tủy cổ, có thể dẫn tới di chứng thần kinh nặng nề hoặc gây tử vong cho người bệnh. Trong thực tế, chấn thương cột sống cổ thấp kèm liệt tủy là thảm cảnh cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do đó chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời rất quan trọng. Trước những năm 1990, ở nước ta CTCS cổ được điều trị bảo tồn, bất động bằng bột Minerve hay kéo nắn bằng khung Krutchfield. Phần lớn bệnh nhân tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố. Các tác giả chứng minh rằng: Đối với gãy cột sống cổ, điều trị phẫu thuật hiệu quả hơn điều trị bảo tồn5. Với sự phát triển vượt bậc của ngành gây mê hồi sức nên việc chỉ định phẫu thuật thường được đặt ra nhằm giải phóng chèn ép, cố định cột sống vững chắc giúp cho việc chăm sóc và phục hồi chức năng tạo điều kiện cho tủy hồi phục và tái hòa nhập trở lại cộng đồng, đặc biệt tỷ lệ tử vong của chấn thương cột sống cổ giảm từ 33% xuống 9,1% 6. Tới nay điều trị chấn thương cột sống cổ thấp vẫn là đề tài gây tranh luận tại các hội nghị phẫu thuật về cột sống, giữa các trường phái điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Tại các nước phát triển, xu hướng chung là nghiêng về phẫu thuật cho những thương tổn chèn ép tủy và thương tổn mất vững cột sống. Tuy vậy, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về chỉ định và phương pháp phẫu thuật, nổi bật là hai loại phẫu thuật với đường cổ trước bên và đường cổ sau. Đối với chấn thương cột sống cổ, điều trị phẫu thuật dù lối trước bên hay lối sau thì mục tiêu cũng là: giải ép, nắn xương, kết hợp xương. Lối vào phía trước bên có ưu điểm là lấy được đĩa đệm thoát vị, chỉnh gù được, ít nhiễm trùng 7. Còn hạn chế như: Không giải quyết được nguyên nhân chèn ép phía sau, nắn xương khó khăn và nguy hiểm, chống lực căng phía sau yếu khi có tổn thương các dây chằng phía sau 8. Lối vào sau có ưu điểm như: giải quyết nguyên nhân chèn ép phía sau, mở rộng phía sau nếu cần 8,9, nắn xương và chống lực căng phía sau hiệu quả 10. Phẫu thuật lối sau thường dùng nẹp - vít khối mỏm khớp, phẫu thuật này giải quyết sự mất vững ở cột sau hiệu quả, nhưng vít bắt vào mỏm khớp có nguy cơ gây tổn thương mạch máu và rễ thần kinh phía trước11. Ở Việt Nam, các tác giả như : Võ Văn Thành, Đoàn Lê Dân, Hà Kim Trung, Nguyễn Văn Thạch, Trương Thiết Dũng… sử dụng lối vào trước hoặc sau (làm nẹp – vít khối mỏm khớp) để điều trị chấn thương CSC thấp vẫn ít tác giả ứng dụng đơn thuần kĩ thuật mổ phẫu thuật cổ sau. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có liệt tủy qua đường cổ sau tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp có liệt tủy được phẫu thuật. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có liệt tủy qua đường cổ sau.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2516
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0685.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.