Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2512
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU NẶNG
Tác giả: NGUYỄN VIỆT, HÙNG
Người hướng dẫn: Nguyễn Khoa, Diệu Vân
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Rối loạn lipid máu là tình trạng được xác định khi có thay đổi có tính chất bệnh lý của một hay nhiều thành phần lipid trong máu như cholesterol, triglycerid, LDL - C, HDL - C. Vì lipid không hoà tan trong trong huyết thanh, di chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein, nên nhiều tác giả gọi một cách chính xác là chứng rối loạn lipoprotein máu. Tăng triglyceride máu là một rối loạn chuyển hóa lipid thường gặp với tỷ lệ dao động tùy theo từng nghiên cứu, từng quốc gia khác nhau: tại Châu Á khi phân tích dữ liệu 7 quốc gia từ 2007 đến 2015 tỷ lệ tăng TG máu ở người trưởng thành là từ 15,1 đến 38,6% 1; tại Mỹ, Jenifer và cộng sự phân tích dữ liệu từ năm 2001 đến 2006 tỷ lệ HTG ở các đối tượng > 20 tuổi là 32,2%2; ở Nga thì tỷ lệ HTG là 29,2%3. Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê cụ thể toàn quốc, qua các nghiên cứu riêng lẻ tại từng vùng tỷ lệ tăng TG máu khá cao từ 28,7 đến 39,9%, và có thể lên tới 61,4% ở những bệnh nhân có đi kèm đái tháo đường 4–8. Trong tăng triglyceride máu thì thường gặp là triglyceride (TG) tăng mức độ nhẹ và vừa, tỷ lệ tăng triglyceride máu mức độ nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ rất ít < 2% 2,3. Tăng triglyceride máu nặng được định nghĩa khi nồng độ triglyceride trong máu lúc đói > 11,3 mmol/L (theo hiệp hội nội tiết Hoa Kì 20129). Tình trạng tăng TG máu nặng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì nó không chỉ phản ánh bất thường về chuyển hóa, dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ về tim mạch và viêm tụy cấp (VTC). Có hai nguyên nhân gây tăng TG máu: tăng TG máu tiên phát (do bất thường di truyền về gen, thường có tính chất gia đình…) và tăng TG máu thứ phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như béo phì, ĐTĐ, hội chứng chuyển hóa… nhưng thường gặp nhất là do rượu. Điều trị tăng TG ở mức độ nhẹ chỉ cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường tập thể dục và loại bỏ những nguyên nhân gây thứ phát gây tăng TG. Tuy nhiên tăng TG mức độ nặng thường không được quan tâm đúng cách, thậm chí chủ quan. Vậy đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở tình trạng tăng TG máu này có gì đáng lưu ý, và tăng TG máu mức độ nặng nên được kiểm soát như thế nào? Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tăng triglyceride máu nặng” với mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tăng triglyceride máu nặng. 2. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2512
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0682.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.83 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.