Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2507
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP - BỆNH VIỆN BẠCH MAI |
Authors: | BÙI VĂN, HẢI |
Advisor: | ĐẶNG HÙNG, MINH |
Keywords: | Nội khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những loại nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp nhất tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (30% – 70%) trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)1. Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa là những viêm phổi xuất hiện ở người bệnh sau khi nhập viện ≥48 giờ, không có giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện. Viêm phổi bệnh viện là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa phải đối mặt, đặc biệt khoa HSTC đang phải đương đầu vì khó khăn trong công cuộc chẩn đoán cũng như việc điều trị và phòng ngừa. Các dấu hiệu giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy để chẩn đoán VPBV như thâm nhiễm phổi mới hoặc thâm nhiễm tiến triển trên phim chụp phổi kèm sốt, bạch cầu tăng, đờm mủ thường không đặc hiệu. Cấy dịch hầu họng hay cấy đờm có thể mọc vi khuẩn do sự phát triển của vi khuẩn thường trú ở phần trên của đường thở làm khó phân biệt giữa vi khuẩn thường trú và tác nhân gây bệnh thật sự, dẫn đến việc điều trị dựa trên kết quả dương tính giả. Cấy vi khuẩn định lượng sau khi lấy đờm bằng phương pháp chải phế quản có bảo vệ hoặc phương pháp rửa phế nang có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng hiện chưa được ứng dụng rộng rãi do nguồn lực còn hạn chế. Theo các nghiên cứu trên các nước phát triển, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế chiếm 15% trong tổng số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện và chiếm tới 27% trong các NKBV ở các khoa hồi sức tích cực, VPBV làm kéo dài thời gian nằm viện khoảng 6,1 ngày làm tốn thêm chi phí khoảng 10.000 USD đến 40.000 USD cho một trường hợp1. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu cũng như các điều tra về viêm phổi bệnh viện, một điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho kết quả về VPBV chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các NKBV khác, chiếm tới 55,4% trong tổng số các NKBV trong năm 20051. Theo các nghiên cứu ở các bệnh viện trong toàn quốc, tỉ lệ VPBV từ 21%-75% trong tổng số các NKBV1. VPBV là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các loại NKBV, kéo dài thời gian nằm viện thêm 6-13 ngày, và tăng viện phí từ 15 đến 3 triệu đồng cho một trường hợp1. Tại Việt Nam nói chung, và đặc biệt tại trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai nói riêng, các nghiên cứu về viêm phổi bện viện trước đây thực hiện tại trung tâm, nghiên cứu cửa Lã Quý Hương ( 2012), nghiên cứu Mai Hồng Vân (2015),... đều cho thấy VPBV diễn biễn theo chiều hướng ngày càng phức tạp, tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng gia tăng, luôn thay đổi hàng ngày làm cho vấn đề điều trị VPBV gặp nhiều khó khăn, nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề và cũng mong muốn làm rõ thực trạng viêm phổi bệnh viện tại Trung tâm để hiểu rõ hơn về VPBV, góp phần giúp các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn toàn diện, có phương hướng rõ ràng hơn trong chẩn đoán và điều trị nhằm cải thiện tiên lượng VPBV, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai ” nhằm mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi bệnh viện. 2. Nhận xét kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2507 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0688.pdf Restricted Access | 1.6 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.