Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2506
Nhan đề: “Đánh giá kết quả điều trị Dexlansoprazole ở bệnh nhân có viêm thực quản do trào ngược”
Tác giả: LÊ QUỐC, VIỆT
Người hướng dẫn: VŨ VĂN, KHIÊN
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (Gastroesophageal reflux disease -GERD) chỉ sự trào ngược các chất chứa trong dạ dày vào thực quản qua lỗ tâm vị thường xuyên hoặc liên tục. Bệnh khá phổ biến trên thế giới và gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đáng chú ý, đây là một trong các bệnh có tỷ lệ người mắc cao ở các nước phát triển khoảng 10-30%1,2,3,4. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Văn Dũng 2001 tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện Bạch Mai tỉ lệ trào ngược dạ dày thực quản là 7,8%11. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường rất đa dạng, bao gồm các biểu hiện tại thực quản (nóng rát sau xương ức, ợ chua…) và các biểu hiện ngoài thực quản (nuốt khó, khàn tiếng, khịt khạc,…). Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng tại thực quản như: viêm thực quản do trào ngược, hẹp thực quản, Barrett’s thực quản, ung thư thực quản. Và cũng có thể gây ra các biến chứng ngoài thực quản như: đau ngực, viêm phổi hít, viêm thanh quản, bệnh lý tai mũi họng… Hiện nay, có rất nhiều thuốc điều trị GERD như thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế thụ cảm thể H2, thuốc ảnh hưởng đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Trong đó, thuốc PPIs là nhóm thuốc có hiệu quả tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng của GERD cũng như làm lành các tổn thương viêm thực quản và cải thiện được chất lượng sống của bệnh nhân. Năm 2009, thuốc Dexlansoprazole đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, và đã được phê duyệt ở Canada vào năm 2010 và tại Mexico vào năm 2011. Đây là 1 trong những thuốc mới thuộc nhóm thuốc PPI, thuốc có khá nhiều ưu điểm có thể kể tới như: hàm lượng thuốc cao (60mg/1 viên nang), thời gian phóng thích chậm, không liên quan tới bữa ăn …. nên bệnh nhân có thể sử dụng vào 1 thời điểm cố định, không phải sử dụng nhiều lần trong ngày, việc tuân thủ điều trị cũng tốt hơn. Trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy có nhiều bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược dạ dày được sử dụng thuốc Dexlansoprazole 60mg để điều trị, tuy nhiên số lượng nghiên cứu vẫn đang còn hạn chế. Để nghiên cứu rõ hơn về đặc điểm của bệnh viêm thực quản do trào ngược dạ dày, và hiệu quả điều trị của thuốc Dexlansoprazole 60mg, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị Dexlansoprazole ở bệnh nhân có viêm thực quản do trào ngược”. với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả lâm sàng trước và sau điều trị Dexlansoprazole 60mg bằng điểm GERD Q ở bệnh nhân viêm thực quản trào ngược từ độ B trở lên. 2. Đánh giá hình ảnh nội soi trước và sau điều trị Dexlansoprazole 60mg ở bệnh nhân viêm thực quản trào ngược từ độ B và tác dụng phụ của thuốc.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2506
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0677.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.62 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.