Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2505
Title: Đánh giá tác dụng làm giảm áp lực nội sọ của phương pháp hạ thân nhiệt nội mạch ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
Authors: PHẠM DUY, HOÀNG
Advisor: Trịnh Văn, Đồng
Lưu Quang, Thùy
Keywords: Gây mê hồi sức
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, là một trong những vấn đề trọng tâm của ngành y tế và của toàn xã hội ở hầu hết các nước. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1,5 triệu ca chấn thương sọ não, 52 nghìn ca tử vong, tỷ lệ nhập viện vì chấn thương sọ não tăng từ 79% trên 100.000 dân năm 2002 lên 87,9% trên 100.000 dân năm 20031. Tại Việt Nam năm 2003 có 21,936 vụ tai nạn giao thông trong đó có 5420 ca chấn thương sọ não2. Chấn thương sọ não là một quá trình bệnh lý phức tạp, phù não, tăng áp lực nội sọ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chuyên môn trong những thập kỉ qua, đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này để góp phần điều trị cũng như giảm thiểu tử vong, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng vẫn còn khá cao. Độ nặng của chấn thương sọ não phụ thuộc vào 2 loại tổn thương: Tổn thương tiên phát do tác động của chấn thương gây ra máu tụ, dập não, chảy máu trong não… và tổn thương thứ phát như phù não, thiếu oxy não, thiếu máu não, toan chuyển hóa ở não… do sai lầm trong sơ cứu, điều trị, hay các rối loạn các cơ quan toàn thân hoặc tại não gây ra, hậu quả là làm tăng áp lực nội sọ. Theo Chestnut thì áp lực nội sọ là một trong 5 yếu tố tiên lượng độc lập tới kết quả điều trị của bệnh nhân3, vì vậy kiểm soát tăng áp lực nội sọ là rất quan trọng. Điều trị tăng áp lực nội sọ gồm hai mục tiêu là giảm và phòng tăng áp lực nội sọ, tăng tưới máu và oxy hóa vùng não bị tổn thương. Do vậy phải theo dõi và duy trì áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong một giới hạn nhất định, nhằm đảm bảo khả năng tưới máu não, hạn chế tổn thương não thứ phát sau tổn thương ban đầu cũng như phòng thoát vị não4,5. Khi áp lực nội sọ tăng, áp lực tưới máu giảm đến một ngưỡng nào đó, thì không còn dòng máu não, không còn tưới máu não và kết quả là dẫn đến chết não. Có nhiều biện pháp để làm giảm áp lực nội sọ như: loại bỏ khối máu tụ, tăng thông khí, an thần, hạ thân nhiệt, sử dụng lợi tiểu thẩm thấu, mở hộp sọ giải áp… Hạ thân nhiệt là phương pháp bảo vệ não ở bệnh nhân tổn thương não cấp tính6,7, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt xuống mức dưới 36oC. Hạ thân nhiệt giúp giảm chuyển hoá cơ thể, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm sản sinh các chất oxy hoá tự do để bảo vệ não và các mô cơ quan. Có nhiều bằng chứng đã chứng minh thông qua một loạt các cơ chế phân tử khác nhau hạ thân nhiệt điều trị làm giảm chuyển hóa, ngăn chặn con đường chết theo trương trình của tế bào não, ngăn chặn dòng thác kích thích thần kinh có hại, ức chế phản ứng viêm có hại, giảm sản xuất các gốc tự do, giảm tổn thương hàng rào máu não, chống phù não và giảm áp lực nội sọ…8 Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tác dụng của phương pháp hạ thân nhiệt nội mạch để làm giảm áp lực nội sọ của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đề cập về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác dụng làm giảm áp lực nội sọ của phương pháp hạ thân nhiệt nội mạch ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả giảm áp lực nội sọ của phương pháp hạ thân nhiệt nội mạch ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp hạ thân nhiệt nội mạch ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2505
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0689.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.