Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2477
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyen, Thi Bach Yen-
dc.contributor.authorPham, Thi An-
dc.date.accessioned2021-12-04T01:36:38Z-
dc.date.available2021-12-04T01:36:38Z-
dc.date.issued2021-12-01-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2477-
dc.description.abstractRung nhĩ là bệnh lý rối loạn nhịp tim phổ biến nhất ở người trưởng thành, chiếm 1/3 số bệnh nhân nhập viện do rối loạn nhịp 1. Tỉ lệ mắc rung nhĩ ước tính từ 2% đến 4% ở người trưởng thành và tăng dần theo tuổi với tỉ lệ mắc thấp ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi và tăng cao đến 8% ở nhóm người trên 80 tuổi 1. Tỉ lệ rung nhĩ ở nam giới cũng cao hơn nữ giới. Rung nhĩ với biến chứng hình thành cục máu đông trong buồng tim là nguyên nhân chính gây đột quỵ thiếu máu não và các biến chứng thuyên tắc mạch khác, để lại nhiều di chứng nặng nề, tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong. Các biện pháp giúp phát hiện huyết khối và điều trị chống đông được cho là một trong những điều trị chính cải thiện tiên lượng ở bệnh nhân rung nhĩ. Tiểu nhĩ trái đã được chứng minh là nơi hình thành huyết khối chính ở bệnh nhân rung nhĩ 2. Từ đó cục máu đông theo dòng máu vào đại tuần hoàn gây các biến chứng thuyên tắc mạch. Trên thực hành lâm sàng, có nhiều các bảng điểm, thông số được đưa ra để giúp đánh giá nguy cơ, dự đoán nguy cơ thuyên tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Tuy nhiên, các bảng điểm thường dùng để đánh gía nguy cơ thuyên tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ như thang điểm CHA2DS2 hoặc CHA2DS2-VASc căn cứ hoàn toàn trên các dấu hiện lâm sàng, bỏ qua vai trò dự báo của các yếu tố cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh khác, do đó có những hạn chế nhất định. Nhiều nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã chứng minh, đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái có vai trò quan trọng trong lượng giá nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân RNKVT 3-6. Tại Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Chiến khi tiến hành đánh giá chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân RNKVT cũng khảo sát chức năng TNT cho thấy chức năng TNT giảm đáng kể ở nhóm có huyết khối TNT so với nhóm không có huyết khối, bước đầu cho thấy chức năng TNT là một yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối TNT ở bệnh nhân RNKVT 7. Siêu âm tim qua thực quản và chụp cắt lớp vi tính đa dãy là hai phương tiện chẩn đoán hình ảnh được dùng phổ biến hiện nay trên lâm sàng. Siêu âm tim qua thực quản giúp khảo sát tốt huyết khối tiểu nhĩ trái và chức năng tiểu nhĩ trái. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy với tái tạo hình ảnh 3 chiều giúp dựng hình tiểu nhĩ trái một cách chi tiết và chính xác. Hiện chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam tập trung đánh giá riêng đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái ở nhóm bệnh nhân RNKVT, do đó chúng tôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu với tên đề tài “Đặc điểm hình thái học và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm hình thái học và chức năng tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim bằng siêu âm tim qua thực quản và chụp cắt lớp vi tính đa dãy. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số thông số về hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái nói trên với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng dự báo nguy cơ tắc mạch ở nhóm bệnh nhân này.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về rung nhĩ 3 1.1.1. Định nghĩa rung nhĩ 3 1.1.2. Phân loại rung nhĩ 3 1.1.3. Nguyên nhân gây rung nhĩ 4 1.1.4. Nguy cơ thuyên tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 4 1.2. Vai trò của tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ 7 1.2.1. Giải phẫu tiểu nhĩ trái 7 1.2.2. Chức năng tiểu nhĩ trái 10 1.3. Phương pháp siêu âm tim qua thực quản trong đánh giá bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 10 1.3.1. Khái niệm về siêu âm tim qua thực quản 10 1.3.2. Vai trò của siêu âm tim qua thực quản 12 1.4. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong đánh giá tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 20 1.4.1. MSCT trong chẩn đoán huyết khối TNT 20 1.4.2. MSCT trong đánh giá hình thái giải phẫu TNT 21 1.4.3. MSCT trong hướng dẫn thủ thuật bít tiểu nhĩ trái qua da. 23 1.5. Tình hình nghiên cứu về hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 24 1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chẩn lựa chọn bệnh nhân 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.3. Phương pháp chọn cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2.4. Các quy trình nghiên cứu. 29 2.4.1. Quy trình siêu âm tim qua thành ngực 29 2.4.2. Quy trình siêu âm tim qua thực quản 32 2.4.3. Quy trình chụp MSCT tim đánh giá hình thái tiểu nhĩ trái. 37 2.5. Các thông số nghiên cứu. 42 2.5.1. Biến số về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 42 2.5.2. Biến số về đặc điểm kích thước và chức năng TNT trên SATQ 43 2.5.3. Biến số về đặc điểm hình thái và kích thước TNT trên CLVT 43 2.6. Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu. 44 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. 44 2.8. Sơ đồ nghiên cứu 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 46 3.2. Kết quả về đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và cắt lớp vi tính đa dãy. 51 3.2.1. Kết quả về đặc điểm tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản 51 3.2.2. Kết quả về đặc điểm tiểu nhĩ trái trên cắt lớp vi tính đa dãy 59 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên SATQ và CLVT với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng. 64 3.3.1. Liên quan giữa các thông số hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và CLVT với thang điểm CHA2DS2-VASc 64 3.3.2. Liên quan giữa đặc điểm hình thái và chức năng TNT trên SATQ và CLVT với mức độ âm cuộn tự nhiên 67 3.3.3. Liên quan giữa Liên quan giữa các thông số hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và CLVT với một số thông số lâm sàng và CLS khác. 69 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 72 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 72 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 72 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 73 4.1.3. Thang điểm CHA2DS2-VASc. 75 4.2. Đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và CLVT đa dãy ở bệnh nhân RNKVT. 77 4.2.1. Đặc điểm TNT trên siêu âm tim qua thực quản ở nhóm nghiên cứu. 78 4.2.2. Đặc điểm TNT trên CLVT ở nhóm nghiên cứu 81 4.3. Mối liên quan của một số yếu tố với đặc điểm hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái. 84 4.3.1. Mối liên quan giữa hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên SATQ và CLVT với thang điểm CHA2DS2-VASc. 84 4.3.2. Liên quan giữa đặc điểm hình thái và chức năng TNT trên SATQ và CLVT với mức độ âm cuộn tự nhiên 86 4.3.3. Liên quan giữa các thông số hình thái và chức năng tiểu nhĩ trái trên SATQ và CLVT với một số thông số lâm sàng, CLS khác. 87 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 89 KẾT LUẬN 90 KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectRung nhĩ không do bệnh van tim, hình thái tiểu nhĩ trái, chức năng tiểu nhĩ tráivi_VN
dc.titleĐặc điểm hình thái học và chức năng tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản và chụp cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021CK2Phamthian.doc
  Restricted Access
10.66 MBMicrosoft Word
2021CK2Phamthian.pdf
  Restricted Access
11.01 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.