Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2475
Title: “Đánh giá kết quả đặt stent phủ đường mật qua da trong điều trị tắc mật do ung thư đường mật”
Authors: TRẦN ĐÌNH, DŨNG
Advisor: TRẦN ANH, TUẤN
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư đường mật (UTĐM) là danh từ dùng để chỉ những khối u ác tính xuất phát từ biểu mô của đường mật. Bệnh chiếm khoảng 20% các nguyên nhân tử vong do ung thư gan mật, chiếm 13% tử vong do ung thư nói chung trên thế giới 1, 2. Bệnh có tính chất ác tính cao, tiên lượng xấu và hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng 6 tháng đến 1 năm nếu không thể phẫu thuật cắt bỏ được khối u. Đặc điểm của bệnh là tiến triển âm thầm, lặng lẽ nên ¬¬¬thường chẩn đoán muộn1-3. Do vậy, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ phẫu thuật cắt được u và tỷ lệ phẫu thuật triệt căn còn thấp, chủ yếu điều trị triệu chứng 4-5. Tắc mật là triệu chứng thường gặp ở ung thư đường mật. Tắc mật được định nghĩa là tình trạng tắc đường bài xuất mật ở trong hay ngoài gan làm mật ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc. Tắc mật dẫn tới chất lượng cuộc sống và thời gian sống thêm của bệnh nhân giảm do các triệu chứng như đau hạ sườn phải, sốt, vàng da, ngứa, vàng mắt, ăn khó tiêu, xuất huyết… Khi không thể phẫu thuật triệt căn, tái lập lưu thông đường mật là mục tiêu hàng đầu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của tắc nghẽn đường mật và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến tiến triển của bệnh. Các phương pháp tái lập lưu thông đường mật bao gồm: phẫu thuật tạm thời nối mật ruột, dẫn lưu đường mật qua da, đặt stent đường mật qua nội soi hoặc đặt stent đường mật qua da. Mỗi phương pháp đều có các ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp nối mật ruột đem lại hiệu quả giải quyết tắc mật như các phương pháp còn lại tuy nhiên người bệnh phải chịu một cuộc phẫu thuật. Trong khi đó, rối loạn điện giải do mất mật, rò rỉ mật, nhiễm trùng và đau tại nơi đặt ống sonde lại là những nhược điểm của dẫn lưu đường mật qua da. Phương pháp đặt stent qua nội soi thường được chỉ định với các nguyên nhân gây tắc mật thấp, là thủ thuật ít xâm lấn nhất, tuy nhiên tỷ lệ thất bại cao hơn đặt stent đường mật qua da. Phương pháp này gặp khó khăn với các trường hợp đã phẫu thuật dạ dày, thực quản. Năm 1974, Molnar lần đầu tiên tiến hành dẫn lưu đường mật qua da trong điều trị tắc mật do khối u6. Phương pháp đặt stent đường mật qua da là kỹ thuật đã được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới với ưu điểm tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng 4,7,8. Các loại stent khác nhau cũng đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế như stent nhựa, stent kim loại phủ hoặc không phủ 9, 10, 11. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đánh giá hiệu quả sử dụng hai loại stent nhựa và stent kim loại đã chứng minh rằng: stent kim loại có độ bền tốt hơn so với stent nhựa. Trong hai loại stent kim loại, loại không phủ có thể bị tắc nghẽn do sự hình thành sỏi bùn hoặc phát triển khối u bên trong hoặc bên ngoài stent gây ảnh hưởng đến tính ổn định của stent. Chính vì vậy, stent kim loại phủ đã được đưa ra nhằm cải thiện tính ổn định và hiệu quả trong điều trị tắc mật do ung thư 9, 10, 11, 12, 13. Để đánh giá hiệu quả sau đặt stent phủ đường mật qua da trong điều trị tắc mật do UTĐM, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả đặt stent phủ đường mật qua da trong điều trị tắc mật do ung thư đường mật” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét kỹ thuật đặt stent phủ đường mật qua da trong điều trị tắc mật do ung thư đường mật. 2. Đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp đặt stent phủ đường mật qua da trong điều trị tắc mật do ung thư đường mật.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2475
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0659.pdf
  Restricted Access
1.61 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.