Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2474
Nhan đề: “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não và kết quả điều trị não úng thủy bẩm sinh bằng nội soi phá sàn não thất III kết hợp đốt đám rối mạch mạc.”
Tác giả: ĐÀO THỊ, MƠ
Người hướng dẫn: Đỗ Thanh, Hương
Từ khoá: NHI KHOA
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Não úng thủy được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương, là kết quả của sự gián đoạn, mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông hoặc hấp thu dịch não – tủy. Bệnh đã được phát hiện và được mô tả rất sớm ngay từ thời Hippocrates (thế kỷ V trước công nguyên)1. Phân loại bệnh gồm 2 nhóm bẩm sinh và mắc phải, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt quốc gia và chủng tộc. Tỷ lệ mắc bệnh não úng thủy bẩm sinh cao nhất ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh (tương ứng là 145 và 316 trên 100.000 ca sinh) và thấp nhất ở Hoa Kỳ / Canada (68 trên 100.000 ca sinh). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình (123 trên 100.000 ca sinh) so với các quốc gia thu nhập cao (79 trên 100.000 ca sinh). Dự đoán rằng mỗi năm, gần 400.000 trường hợp mới mắc bệnh não úng thủy ở trẻ em sẽ phát triển trên toàn thế giới. Gánh nặng bệnh tật lớn nhất thuộc về các khu vực Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á, chiếm 3/4 tổng số ca mắc mới. Nguyên nhân là do tỷ lệ sinh thô cao và tỷ lệ nhiễm trùng sau sinh lớn hơn đều góp phần làm cho số ca bệnh ở các nước thu nhập thấp và trung bình cao gấp hơn 20 lần ở các nước thu nhập cao2. Bệnh não úng thủy ở trẻ em nếu không được điều trị sẽ gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Hiện nay trẻ bị não úng thủy hầu hết được điều trị bằng phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng (Ventricular Peritoneal Shunt – VPS) hoặc mổ nội soi phá sàn não thất III (Endoscopic Third Ventriculostomy – ETV) kết hợp với đốt đám rối mạch mạc não thất bên (Choroid Plexus Cauterization – CPC). Từ 1978 Việt Nam thực hiện phẫu thuật điều trị não úng thủy theo phương pháp VPS. Năm 2004, Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp ETV ở một số trung tâm phẫu thuật thần kinh. Từ 2008 - 2014, Đường Hồng Hưng đã tiến hành nghiên cứu 142 bệnh nhân mổ não úng thủy bằng VPS tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ nhập viện ít nhất 1 lần vì biến chứng là 39,4%3. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Khải và Đặng Đỗ Thanh Cần năm 2014, với 27 trường hợp não úng thủy do tắc cống não bẩm sinh được phẫu thuật ETV/CPC tại bệnh viện Nhi Đồng I, tỉ lệ thành công là 81,5%. Phẫu thuật không có ca tử vong hay di chứng thần kinh, biến chứng nhẹ thoáng qua xuất hiện ở 29,6% bệnh nhân4. Đây là phương pháp điều trị mới và mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não và kết quả điều trị não úng thủy bẩm sinh bằng nội soi phá sàn não thất III kết hợp đốt đám rối mạch mạc.” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não của trẻ bị não úng thủy bẩm sinh tại Trung tâm Thần kinh - bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh não úng thủy bẩm sinh bằng nội soi phá sàn não thất III kết hợp đốt đám rối mạch mạc.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2474
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0658.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.87 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.