Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2468
Nhan đề: | KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÚC XẠ TRÊN MẮT ĐÃ MỔ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH CÓ ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO |
Tác giả: | MAI THANH, TÂM |
Người hướng dẫn: | NGUYỄN XUÂN, TỊNH VŨ THỊ, BÍCH THỦY |
Từ khoá: | Nhãn khoa;TÌNH HÌNH KHÚC XẠ TRÊN MẮT ĐÃ MỔ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH CÓ ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Đục thể thủy tinh (TTT) là một bệnh rất thường gặp trong nhãn khoa. Đục TTT bẩm sinh là một trong những nguyên nhân chính gây mất thị lực ở trẻ, ước tính trong 10.000 trẻ sơ sinh sống sẽ có khoảng 3 - 6 trẻ bị ảnh hưởng thị lực bởi đục TTT, và hơn một nửa trong số đó bị đục TTT bẩm sinh1. Nếu đục TTT bẩm sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, như rung giật nhãn cầu, nhược thị, lác, mất thị giác hai mắt. Vì vậy, điều trị đục TTT bẩm sinh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhãn khoa chuyên ngành Mắt Trẻ em trên thế giới. Phương pháp điều trị đục TTT bẩm sinh là một phức hợp bao gồm: phẫu thuật lấy TTT, có hoặc không đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) và chỉnh quang, chỉnh thị sau phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật là một khâu then chốt và sau đó, chỉnh quang và điều trị nhược thị để phục hồi thị giác cũng rất quan trọng. Để điều chỉnh mắt đã được lấy thể thủy tinh đục và đặt TTTNT thì cần thiết phải xác định được khúc xạ tồn dư sau mổ. Nhiều tác giả đã nhận ra rằng mức độ khúc xạ tồn dư thay đổi theo từng giai đoạn tuổi đang lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phẫu thuật, trục nhãn cầu, công thức tính TTTNT. Như vậy, việc điều chỉnh quang học những mắt sau phẫu thuật đục TTT để đưa mắt về chính thị ở những thời điểm khác nhau là rất khó khăn và nắm một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng thị giác, cũng như đề phòng nhược thị và lác thứ phát. Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về hình thái cũng như phẫu thuật đục thể thủy tinh bẩm sinh, nhưng đánh giá khúc xạ tồn dư tại thời điểm sau mổ ở những giai đoạn khác nhau là chưa thực hiện được. Để từng bước đáp ứng được yêu cầu chỉnh quang cho những trẻ này và hơn thế nữa bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan để đưa ra phương pháp giảm thiểu tối đa khúc xạ tồn dư này là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình khúc xạ trên mắt đã mổ đục thể thủy tinh bẩm sinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình khúc xạ trên mắt đã mổ đục thể thủy tinh bẩm sinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả khúc xạ sau phẫu thuật thay thể thủy tinh nhân tạo điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2468 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS0652.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.91 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.