Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2461
Title: Đánh giá thể tích và chức năng thất phải ở bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm tim 3D real-time
Authors: Hoàng, Quốc Việt
Advisor: Nguyễn Thị, Thu Hoài
Keywords: Siêu âm tim 3D real-time;Thể tích và chức năng thất phải;Thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai
Issue Date: 11/2021
Abstract: Thông liên nhĩ là một bệnh tim bẩm sinh do khuyết tật trong sự hình thành vách liên nhĩ ở thời kỳ bào thai, nằm trong nhóm bệnh tim có thông (shunt) T - P. Tần suất bệnh khoảng 5 - 10 %12 các bệnh tim bẩm sinh và 1/1500 trẻ sơ sinh. Phần lớn các bệnh nhân TLN không có triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót cho đến tuổi trưởng thành, làm giảm sức lao động và tuổi thọ của người bệnh do các biến chứng mà đáng quan tâm nhất là biến đổi thể tích và chức năng thất phải.12 Các kết quả của nhiều nghiên cứu trong ba thập kỷ gần đây đã thừa nhận tầm quan trọng chức năng thất phải trong bệnh tim mạch36. Những ảnh hưởng của thể tích và chức năng thất phải đóng vai trò quan trọng trong diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân thông liên nhĩ. Để đánh giá thể tích, chức năng thất phải ở bệnh nhân thông liên nhĩ nói riêng và các bệnh tim mạch khác, thường có một số phương pháp đánh giá như: Điện tâm đồ, X quang tim phổi, Siêu âm tim, Chụp cắt lớp vi tính, Cộng hưởng từ , Thông tim…Trong đó Cộng hưởng từ được coi là tiêu chuẩn vàng đề đánh giá thất phải, song đây là một kỹ thuật cao, rất đắt tiền, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn, ngoài ra không thể tiến hành nghiên cứu trên tất cả các đối tượng (chống chỉ định với bệnh nhân đặt máy tạo nhịp, hoặc bệnh nhân trong khi phẫu thuật không thể làm được cộng hưởng từ). Siêu âm tim nổi bật lên như là một kỹ thuật đơn giản, có thể tiến hành nhiều lần. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu và chức năng tim bằng siêu âm cho thấy có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp thăm dò cổ điển. Đó là phương pháp thăm dò hình thái và huyết động không chảy máu, không gây biến chứng và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, thuận tiện cho việc chẩn đoán cũng như theo dõi tiến triển của bệnh thông liên nhĩ. Siêu âm tim rất có ích để khảo sát hình thái của buồng tim, cơ tim, các van tim và hệ thống mạch máu. Không những thế, nó còn cho ta một đánh giá khá chính xác về chức năng tim, gồm cả chức năng tâm thu và tâm trương. Trong đó hình thái và chức năng thất phải cũng là những chỉ số quan trọng, giúp người thầy thuốc có một cách xử trí, tiên lượng đúng đắn trước những bệnh lý có ảnh hưởng đến tim phải. Việc đánh giá thể tích và chức năng thất phải trên siêu âm tim 2D bằng các chỉ số FAC, S’, TAPSE, RIMP còn nhiều hạn chế do hình thái của tâm thất phải. Sự ra đời của siêu âm tim 3D giúp cho viêc đánh giá thể tích và chức năng thất phải một cách chính xác.(Tác giả Khoo và cộng sự so sánh đối chiếu kích thước và chức năng thất phải đo trên siêu âm tim 3D với chụp cộng hưởng từ hạt nhân trên các bệnh nhân New Zealand cho thấy hai phương pháp có độ tương hợp cao)49. (Tác giả Park và cộng sự trên các bệnh nhân thông liên nhĩ và hở van ba lá người châu Á. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thông số chức năng thất phải trên siêu âm tim 3D so với chụp cộng hưởng từ)48 Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thể tích và chức năng thất phải ở bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm tim 3D real-time” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát thể tích thất phải và phân số tống máu thất phải ở các bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm tim 3D real-time 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thể tích và chức năng thất phải ở bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2461
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn thạc sỹ - HOÀNG QUỐC VIỆT.docx
  Restricted Access
4.54 MBMicrosoft Word XML
Luận văn thạc sỹ - HOÀNG QUỐC VIỆT.pdf
  Restricted Access
2.14 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.