Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2458
Nhan đề: SO SÁNH NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO CỦA PHƯƠNG THỨC PSV SO VỚI SIMV Ở BỆNH NHÂN CAI THỞ MÁY SAU MỔ
Tác giả: TRẦN THỊ, VÂN
Người hướng dẫn: TS. Vũ Hoàng, Phương
Từ khoá: Gây mê hồi sức
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Cai máy thở là quá trình chuyển từ thở máy sang thở tự nhiên, chuyển từ công hô hấp của máy thở sang công hô hấp của bệnh nhân. Quá trình này được thực hiện bằng các phương thức hỗ trợ một phần với mục đích giảm dần sự kiểm soát của máy thở xuống. Các phương thức thông khí hỗ trợ thường được sử dụng là thông khí bắt buộc đồng thì ngắt quãng (Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation – SIMV) và phương thức hỗ trợ áp lực (Pressure Support Ventilation – PSV). Những năm 1970, SIMV là một phương thức phổ biến để thở máy và cai thở máy trong nhiều đơn vị hồi sức1. Phương thức này bao gồm một số nhịp thở kiểm soát bắt buộc và một số nhịp thở của bệnh nhân. Khi không có nỗ lực của bệnh nhân, máy thở sẽ cung cấp các nhịp thở kiểm soát hoàn toàn theo cài đặt. Khi nỗ lực của bệnh nhân đủ để kích hoạt nhịp thở, có 2 cửa sổ thông khí: Cửa sổ đồng bộ: Nhip thở bắt đầu ở cửa sổ này được máy hỗ trợ giống như nhịp thở của máy. Cửa sổ tự thở: Nếu bệnh nhân kích hoạt nhịp thở, nhịp thở này là nhịp tự thở của bệnh nhân. SIMV cho phép cai thở máy bằng cách giảm dần các nhịp thở kiểm soát của máy, để bệnh nhân dần dần tự quản lý nhịp thở của mình. Trong khi đó, phương thức PSV hỗ trợ áp lực cho mỗi nhịp thở được khởi phát bởi nỗ lực hít vào của bệnh nhân để làm giảm công hô hấp. Áp lực hỗ trợ này sẽ được điều chỉnh giảm dần trong quá trình cai máy thở. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng PSV là phương thức cai máy thở có nhiều lợi ích hơn so SIMV2,3, SIMV tạo ra sự không đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở nhiều hơn PSV. Tác giả Leung so sánh tương tác giữa máy thở và bệnh nhân ở 2 phương thức SIMV và PSV đã chỉ ra bệnh nhân phải nỗ lực ít hơn ở PSV so với SIMV4. Tuy nhiên, một nghiên cứu quan sát, hồi cứu khảo sát về các phương thức thở máy được áp dụng ở 12 đơn vị ICU từ 01/01/2010 đến 31/12/2016 cho thấy SIMV vẫn là phương thức thở máy được sử dụng rộng rãi5. El-Khatib nghiên cứu sự thay đổi chuyển hóa trên bệnh nhân thở máy của 2 phương thức PSV và SIMV dựa trên lượng O2 tiêu thụ, lượng CO2 tạo ra và năng lượng tiêu hao cũng cho thấy sự thay đổi ít hơn về hô hấp và chuyển hóa trên bệnh nhân thở máy bằng phương thức PSV so với phương thức SIMV khi giảm sự hỗ trợ ở các mức tương đương nhau6. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá năng lượng tiêu hao của phương thức PSV và SIMV trên bệnh nhân cai thở máy sau mổ. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh năng lượng tiêu hao của phương thức PSV so với SIMV ở bệnh nhân cai thở máy sau mổ” với mục tiêu sau: 1. Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức PSV so với SIMV ở bệnh nhân cai thở máy sau mổ. 2. So sánh năng lượng tiêu hao của phương thức PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân cai thở máy sau mổ bằng phương pháp đo năng lượng gián tiếp.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2458
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0643.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.55 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.