Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2455
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
Tác giả: TRẦN, VĂN QUÂN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ, VĂN GIÁP
Từ khoá: Nội - Hô hấp
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT, Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn đường thở nặng dần lên do các bất đường thở và/hoặc phế nang liên quan tới phơi nhiễm với bụi và khí độc hại 1. BPTNMT hiện nay được xem là gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế 2-4. Tính đến năm 2015, BPTNMT đã ảnh hưởng tới khoảng 174,5 triệu (2,4%) dân số toàn cầu 5. Kết quả là có tới 3,2 triệu người chết trong năm 2015, tăng từ 2,4 triệu người chết vào năm 1990 5,6. Số người chết đến từ các nước đang phát triển chiếm tới hơn 90% 7. Số người chết được dự đoán sẽ ngày càng tăng thêm vì tỷ lệ hút thuốc cao hơn ở các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở nhiều quốc gia 8. Theo ước tính của WHO, dự kiến năm 2020 tỷ lệ tử vong do BPTNMT đứng thứ 3 sau các bệnh thiếu máu cơ tim và bệnh mạch máu não 9. Còn theo Tổ chức sáng kiến toàn cầu về BPTNMT (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – GOLD) năm 2017 thì đến năm 2030 sẽ có khoảng trên 4,5 triệu người chết/năm do BPTNMT và/hoặc liên quan đến nó 9. BPTNMT dẫn tới suy giảm chức năng hô hấp không hồi phục, người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển thường tàn phế về chức năng hô hấp, khó thở thường xuyên ngay cả trong những việc nhẹ hay sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc chẩn đoán, điều trị bệnh có ý nghĩa quan trọng cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy vậy, hiện nay BPTNMT được biết đến như là một bệnh đa nhân tố và có nhiều kiểu hình khác nhau. Các hướng dẫn của GOLD được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa hô hấp. Theo hướng này, GOLD đề nghị phác đồ điều trị chung cho từng nhóm bệnh nhân A, B, C, D. Nhưng trong thực tế, các đặc điểm về di truyền học, biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm của bệnh rất phong phú, và sự đáp ứng điều trị, khả năng xuất hiện đợt cấp trên từng bệnh nhân là khác nhau. Điều này gợi ý việc nên xem xét và phân loại BPTNMT theo kiểu hình để có thể tiếp cận điều trị một cách hiệu quả hơn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân BPTNMT, trong đó có cả những nghiên cứu trên các kiểu hình BPTNMT và kết quả điều trị theo kiểu hình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm kiểu hình BPTNMT còn khá mới trong chẩn đoán và điều trị. Ngay cả tại bệnh viện Phổi Hà Nội là một trong những cơ sở khám chữa bệnh chuyên về các bệnh hô hấp và bệnh phổi, thực hiện điều trị cho nhiều bệnh nhân BPTNMT trên địa bàn, việc nghiên cứu về vấn đề này tại bệnh viện còn hạn chế. Để cung cấp các bằng chứng khoa học phục vụ chẩn đoán và điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc BPTNMT tại Bệnh viện Phổi Hà Nội. 2. Nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân BPTNMT tại phòng khám ngoại trú ở bệnh viện Phổi Hà Nội  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2455
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0044.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.