Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2447
Nhan đề: Sự thay đổi và giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu ở các bệnh nhân người lớn phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể
Tác giả: Đỗ, Thị Thu Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn, Ngọc Quang
Từ khoá: lactat máu;phẫu thuật van tim;tuần hoàn ngoài cơ thể
Năm xuất bản: 11/2021
Tóm tắt: Mục tiêu: Tìm hiểu sự thay đổi và giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu trên bệnh nhân phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 348 bệnh nhân được phẫu thuật van tim có sử dụng THNCT trong thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021 tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,9±11,7; nam giới chiếm 42,8%, Euroscore II trung bình là 4,07±6,27. 1. Sự thay đổi nồng độ lactat máu trong và sau phẫu thuật van tim + Nồng độ lactat trung bình tăng dần trong quá trình THNCT và thời điểm sau THNCT có 81,6% BN có nồng độ lactat trên mức bình thường (> 2mmol/L). + Tại phòng hồi sức, nhóm biến cố có nồng độ lactat tiếp tục tăng trong 6h - 12h tiếp theo, giảm trong khoảng 12 - 24h và luôn duy trì ở mức cao hơn 4,0 mmol/L. Nhóm không có biến cố có lactat giảm trong 3 giờ đầu, sau đó tăng nhẹ trong khoảng 3h - 12h và giảm trong khoảng 12 - 24h và luôn duy trì mở mức < 3,0 mmol/L. + Nhóm biến cố có nồng độ lactat cao hơn so với nhóm không biến cố ở tất cả các thời điểm (p < 0,001). 2. Giá trị tiên lượng của nồng độ lactat + Nồng độ lactat tại thời điểm T6h có giá trị nhất trong dự đoán biến cố sốc tim với AUC = 0,923, với điểm cắt 4,0 mmol/L, độ nhạy chẩn đoán là 79,1% và độ đặc hiệu là 85,2%. + Nồng độ lactat T6h là một yếu tố độc lập dự báo biến cố sốc tim sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy đa biến với OR 1,766, p < 0,05. + Nồng độ lactat tại thời điểm T6h có giá trị vừa trong chẩn đoán biến cố tử vong sớm với AUC = 0,869; với điểm cắt là 4,0 mmol/L độ nhạy là 77,8% và độ đặc hiệu là 78,7%. + Tỉ lệ sống còn 30 ngày sau phẫu thuật của nhóm có nồng độ lactat T6h ≥ 4,0 mmol/L là 91,1 ± 3,5 %, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có lactat T6h < 4,0 mmol/L (91,1 ± 3,5% so với 94,1 ± 5,3%, Log rank = 9,769 và p = 0,002). + Nồng độ lactat T6h ≥ 4 mmol/L là một yếu tố dự báo nguy cơ xảy ra tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy Cox với HR 6,127 (p = 0,050). 3. Các yếu tố liên quan đến thay đổi của nồng độ lactat + Các yếu tố: EuroScore II; lactat trước THNCT (Tpre), lactat trong THNCT (Tintra) và thời gian THNCT liên quan có ý nghĩa với nồng độ lactat sau thời điểm kết thúc THNCT khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. + Các yếu tố: NYHA, creatinin trước phẫu thuật, lactat T0h là các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến nồng độ lactat T6h khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết luận: Nồng độ lactat thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật có giá trị trong tiên lượng dự đoán biến cố tử vong sớm và biến cố sốc tim trên bệnh nhân sau phẫu thuật van tim có sử dụng THNCT. Nồng độ lactat tại thời điểm 6 giờ ≥ 4mmol/L là yếu tố dự báo độc lập nguy cơ tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật với HR 6,127 (p = 0,050).
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2447
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021CK2DoThiThuTrang.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.2 MBMicrosoft Word XML
2021CK2DoThiThuTrang.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.8 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.