Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2444
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Trần Anh-
dc.contributor.authorLê, Văn Hoàng-
dc.date.accessioned2021-12-02T04:57:41Z-
dc.date.available2021-12-02T04:57:41Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2444-
dc.description.abstractViêm mũi dị ứng (VMDU) là bệnh lý viêm niêm mạc mũi qua trung gian của kháng thể IgE do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi (do xung huyết niêm mạc mũi), ngứa mũi. Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy 20% dân số thế giới và 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng. Ở nước ta, tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở khu vực Hà Nội là 5%.2 Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống cá nhân và xã hội: nhức đầu, mất ngủ, giảm tập trung, giảm năng suất lao động, giao tiếp xã hội bị hạn chế, khiến bệnh nhân mặc cảm, thay đổi hành vi, tính tình và tự cô lập,... Các nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng đã xác nhận vai trò quan trọng hàng đầu của bạch cầu ưa acid (cả trong dịch mũi và trong máu), có mối tương quan với các triệu chứng lâm sàng và thông số miễn dịch của bệnh lý VMDU. Do đó, các xét nghiệm liên quan đến bạch cầu ưa acid tại mũi có thể đưa ra nhiều thông tin giá trị về lâm sàng, điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi là một phương pháp dễ thực hiện, rẻ tiền, không xâm lấn và cho nhận định về tình trạng viêm mũi. Một điểm quan trọng là tế bào học niêm dịch mũi cho phép đánh giá tỷ lệ bạch cầu ưa acid trong niêm dịch mũi, phân nhóm bệnh nhân dựa trên mức độ bạch cầu ưa acid. Tuy nhiên, hiện tại, xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi còn chưa được áp dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy, để góp phần phát triển các phương pháp cận lâm sàng cho thông tin về tiên lượng bệnh viêm mũi dị ứng, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học niêm dịch mũi của bệnh nhân viêm mũi dị ứng” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. 2. Đặc điểm tế bào học niêm dịch mũi của các bệnh nhân trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsLỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu 3 1.1.1. Bệnh viêm mũi dị ứng 3 1.1.2. Tế bào học niêm dịch mũi trong viêm mũi dị ứng 3 1.2. Dịch tễ học bệnh viêm mũi dị ứng 4 1.3. Cơ chế bệnh sinh 4 1.3.1. Các giai đoạn trong sinh bệnh học viêm mũi dị ứng 4 1.3.2. Vai trò của bạch cầu ưa acid trong viêm mũi dị ứng 6 1.3.3. Vai trò của bạch cầu đoạn trung tính trong viêm mũi dị ứng 7 1.4. Phân loại viêm mũi dị ứng 8 1.5. Chẩn đoán Viêm mũi dị ứng 10 1.5.1. Lâm sàng 10 1.5.2. Cận lâm sàng 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 29 2.3.3. Các bước nghiên cứu 29 2.3.4. Các thông số nghiên cứu 29 2.3.5. Công cụ thu thập số liệu 32 2.3.6. Xử lý số liệu 34 2.3.7. Sơ đồ nghiên cứu 35 2.4. Đạo đức nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 36 3.1.1. Giới tính 36 3.1.2. Tuổi 37 3.1.3. Thời gian mắc bệnh 38 3.1.4. Nghề nghiệp 38 3.1.5. Tiền sử dị ứng cá nhân 39 3.1.6. Tiền sử dị ứng gia đình 40 3.1.7. Đặc điểm test lẩy da 41 3.1.8. Thang điểm VAS 42 3.1.9. Triệu chứng lâm sàng 43 3.2. Đặc điểm tế bào học niêm dịch mũi: 43 3.2.1. Đặc điểm tiêu bản tế bào học niêm dịch mũi 43 3.2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các nhóm bệnh nhân theo phân loại tế bào học niêm dịch mũi 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 53 4.1.1. Giới 53 4.1.2. Tuổi 53 4.1.3. Thời gian mắc bệnh 54 4.1.4. Nghề nghiệp 55 4.1.5. Tiền sử dị ứng cá nhân 55 4.1.6. Tiền sử dị ứng gia đình 56 4.1.7. Đặc điểm test lẩy da 57 4.1.8. Thang điểm VAS 58 4.1.9. Triệu chứng lâm sàng 59 4.2. Đặc điểm tế bào học niêm dịch mũi 60 4.2.1. Đặc điểm tiêu bản tế bào học niêm dịch mũi 60 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các nhóm bệnh nhân theo phân loại tế bào học niêm dịch mũi 61 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectViêm mũi dị ứngvi_VN
dc.subjectTế bào học niêm dịch mũivi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học niêm dịch mũi của bệnh nhân viêm mũi dị ứngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
VMDU sửa sau bảo vệ 24-11(1).docx
  Restricted Access
21.77 MBMicrosoft Word XML
VMDU sửa sau bảo vệ 24-11(1).pdf
  Restricted Access
2.88 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.