Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2405
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Trung Thọ-
dc.contributor.authorNguyễn, Đức Thắng-
dc.date.accessioned2021-11-29T05:00:54Z-
dc.date.available2021-11-29T05:00:54Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2405-
dc.description.abstractUng thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) là bệnh lý ác tính chiếm tỷ lệ cao của hệ thống nội tiết trong cơ thể. Theo thống kê của Globocan năm 2020, UTBMTG đứng thứ 9 trong các ung thư phổ biến trên thế giới với 586.202 trường hợp mắc mới (tăng so với năm 2018) và 43.646 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần so với nam giới (10,1/3,1).Tại Việt Nam, UTBMTG đứng thứ 10 trong các ung thư phổ biến ở hai giới và đứng thứ 7 trong các ung thư phổ biến ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 1,6/100.000 dân với nam và 7,8/100.000 dân với nữ. UTBMTG trong thực hành lâm sàng thường chia thành các típ mô học là nhú, nang, kém biệt hóa, bất thục sản và tủy. Trong đó, ung thư biểu mô nhú tuyến giáp (UTBMNTG) là típ hay gặp nhất, chiếm trên 80% các UTBMTG và thường có tiên lượng tốt.5 UTBMNTG có nhiều biến thể mà mỗi biến thể có đặc điểm mô bệnh học, đột biến gen, điều trị và tiên lượng khác nhau. Bảng phân loại mô bệnh học mới nhất về UTBMTG năm 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới đã đề cập đến 15 biến thể khác nhau của UTBMNTG và có những biến thể hiếm gặp không được đề cập đến trong các phân loại trước đó có mối liên quan khác nhau với đặc điểm mô bệnh học, tình trạng đột biến gen cũng như kết quả điều trị và tiên lượng. Trong đó, một số biến thể có tiên lượng xấu như biến thể xơ hóa lan tỏa, tế bào cao, tế bào trụ, tế bào đinh mũ (hobnail) và đặc. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định việc chẩn đoán các biến thể này dựa trên đặc điểm mô bệnh học và/hoặc hóa mô miễn dịch của bệnh phẩm sau mổ là thực sự cần thiết và hữu ích cho các nhà lâm sàng để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và tiên lượng bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã đề cập vai trò của điều trị đích dựa trên sự bộc lộ protein gen đột biến BRAF V600E của UTBMTG, nhất là UTBMNTG với kết quả khá tốt. Đột biến gen BRAF (B-type Raf kinase) được phát hiện ở 30 – 90% các UTBMNTG, trong đó tần số cao thường gặp ở biến thể tế bào cao. Protein bất thường của gen đột biến là nguyên nhân gây hoạt hóa cấu trúc serine/theronin BRAF kinase – một protein có khả năng kích hoạt hiện tượng phân bào. Đột biến gen này liên quan đến nguyên nhân bệnh sinh cũng như tiến triển lâm sàng và điều trị trên bệnh nhân UTBMNTG. Người ta thấy rằng bệnh nhân có đột biến gen BRAF V600E thì thường có tiên lượng xấu, hay có xâm nhập, di căn hạch, di căn xa và kháng lại liệu phát iod phóng xạ 131. Mỗi biến thể của UTBMNTG có tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E khác nhau. Việc phát hiện đột biến gen BRAF V600E có thể thực hiện bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch có độ chính xác cao, dễ thực hiện, chi phí thấp và phổ biến tại các phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù rất nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của tuyến giáp. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về đặc điểm mô bệnh học phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị các biến thể của UTBMNTG cũng như ít đề cập đến tình trạng đột biến gen BRAF V600E của các biến thể này. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô bệnh học và tình trạng bộc lộ dấu ấn BRAF V600E của các biến thể ung thư biểu mô nhú tuyến giáp” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm mô bệnh học một số biến thể của ung thư biểu nhú tuyến giáp. 2. Khảo sát tình trạng bộc lộ dấu ấn BRAF V600E của các biến thể ung thư biểu mô nhú tuyến giáp.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Dịch tễ học 3 1.1.1 Trên thế giới 3 1.1.2 Tại Việt Nam 3 1.2 Mô học và sinh lý học tuyến giáp 4 1.2.1 Mô học tuyến giáp 4 1.2.2 Sinh lý học của tuyến giáp 5 1.3 Một số yếu tố nguy cơ và bệnh học phân tử UTBMTG 6 1.3.1 Một số yếu tố nguy cơ 6 1.3.2 Bệnh học phân tử 8 1.4 Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị UTBMTG 8 1.4.1 Lâm sàng 8 1.4.2 Chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân 9 1.4.3 Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 10 1.4.4 Sinh thiết tức thì 10 1.4.5 Chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật 11 1.4.6 Chẩn đoán UTBMTG bằng hóa mô miễn dịch 11 1.4.7. Chẩn đoán UTBMTG bằng sinh học phân tử 12 1.4.8. Chẩn đoán giai đoạn TNM theo AJCC lần thứ 8 năm 2017 13 1.4.9. Điều trị ung thư tuyến giáp 14 1.5. Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến giáp 16 1.5.1 Phân loại MBH của UTBMTG theo TCYTTG năm 1988 16 1.5.2 Phân loại MBH của UTBMTG theo TCYTTG năm 2004 16 1.5.3. Phân loại MBH của UTBMTG theo TCYTTG năm 2017 17 1.5.4 Đặc điểm MBH các biến thể UTBMNTG theo TCYTTG năm 2017 19 1.6 Đột biến gen BRAF trong ung thư biểu mô nhú tuyến giáp 26 1.6.1 Gen BRAF 26 1.6.2 Đột biến gen BRAF V600E 28 1.6.3 Phương pháp phát hiện đột biến gen BRAF 28 1.6.4 Vai trò của đột biến gen BRAF V600E trong UTBMNTG 30 1.7 Tình hình nghiên cứu về UTBMNTG trên thế giới và trong nước. 32 1.7.1 Trên thế giới 32 1.7.2 Tại Việt Nam 33 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1 Đối tượng nghiên cứu 35 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 35 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 35 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35 2.3 Phương pháp nghiên cứu 36 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 36 2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 36 2.3.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu 36 2.3.4 Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu 37 2.4 Xử lý số liệu 40 2.5 Hạn chế sai số 40 2.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1 Một số đặc điểm bệnh học của đối tượng nghiên cứu 42 3.1.1 Đặc điểm về tuổi 42 3.1.2 Đặc điểm về giới 43 3.1.3 Đặc điểm về vị trí u 43 3.1.4 Đặc điểm về số lượng u 44 3.1.5 Đặc điểm về kích thước u 44 3.1.6 Tình trạng di căn hạch 45 3.1.7 Tỷ lệ các biến thể mô bệnh học ung thư biểu mô nhú tuyến giáp 46 3.1.8 Mối liên quan giữa các biến thể với giới và tuổi 50 3.1.9 Mối liên quan giữa các biến thể và vị trí u 51 3.1.10 Mối liên quan giữa các biến thể và số lượng u 51 3.1.11 Mối liên quan giữa các biến thể và kích thước u 52 3.1.12 Mối liên quan giữa các biến thể và tình trạng di căn hạch 53 3.2 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E của các biến thể UTBMNTG 54 3.2.1 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn BRAF V600E 54 3.2.2 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và các biến thể mô bệnh học 54 3.2.3 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và giới 59 3.2.4 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và tuổi 59 3.2.5 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và vị trí u 60 3.2.6 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và số lượng u 61 3.2.7 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và kích thước u 61 3.2.8 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và tình trạng di căn hạch 62 Chương 4. BÀN LUẬN 63 4.1. Một số đặc điểm bệnh học của đối tượng nghiên cứu 63 4.1.1 Đặc điểm về tuổi 63 4.1.2 Đặc điểm về giới 64 4.1.3 Đặc điểm về vị trí u 65 4.1.4 Đặc điểm về số lượng u 66 4.1.5 Đặc điểm về kích thước u 66 4.1.6 Tình trạng di căn hạch 67 4.1.7 Tỷ lệ các biến thể mô bệnh học ung thư biểu mô nhú tuyến giáp 68 4.1.8 Mối liên quan giữa các biến thể với giới, tuổi 79 4.1.9 Mối liên quan giữa các biến thể và vị trí u 80 4.1.10 Mối liên quan giữa các biến thể và số lượng u 81 4.1.11 Mối liên quan giữa các biến thể và kích thước 81 4.1.12 Mối liên quan giữa các biến thể và tình trạng di căn hạch 82 4.2. Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E của các biến thể UTBMNTG 83 4.2.1 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn BRAF V600E bằng hóa mô miễn dịch 83 4.2.2 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và các biến thể mô bệnh học của UTBMNTG 85 4.2.3 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và giới tính 88 4.2.4 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và tuổi 89 4.2.5 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và vị trí u 91 4.2.6 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và số lượng u 91 4.2.7 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và kích thước u 92 4.2.8 Sự bộc lộ dấu ấn BRAF V600E và tình trạng di căn hạch 93 KẾT LUẬN 95 KHUYẾN NGHỊ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectGiải phẫu bệnhvi_VN
dc.subjectUng thư biểu mô nhú tuyến giápvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU MÔ BỆNH HỌC VÀ TÌNH TRẠNG BỘC LỘ DẤU ẤN BRAF V600E CỦA CÁC BIẾN THỂ UNG THƯ BIỂU MÔ NHÚ TUYẾN GIÁPvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSNguyenDucThang.docx
  Restricted Access
35.76 MBMicrosoft Word XML
2021THSNguyenDucThang.pdf
  Restricted Access
10.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.