Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2402
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Khoa Diệu, Vân | - |
dc.contributor.author | Trần Thị Bích, Vân | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-29T04:41:28Z | - |
dc.date.available | 2021-11-29T04:41:28Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2402 | - |
dc.description.abstract | Suy giáp là hội chứng khá phổ biến trong các bệnh lý tuyến giáp với tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Suy giáp được phân loại thành suy giáp tiên phát và suy giáp thứ phát theo nguyên nhân. Tỷ lệ mắc suy giáp ngảy càng tăng với triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu và kín đáo, đặc biệt là người cao tuổi, nên việc chẩn đoán bệnh và nguyên nhân thường dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng. Chính vì vậy, các bác sĩ nên nhận biết các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy giáp để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh viện đa khoa Đống Đa đang quản lý khoảng 200 bệnh nhân tuyến giáp trong đó phần lớn là bệnh nhân suy giáp và chưa có nghiên cứu nào về bệnh lý này. Để tìm hiểu những đặc điểm của bệnh nhân suy giáp tại Bệnh viện, cũng như để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chúng tôi nghiên cứu đề tài. Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp và một số nguyên nhân ở bệnh nhân suy giáp tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu trên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp lần đầu tiên tại Phòng khám quản lý bệnh tuyến giáp tại Bệnh viện Đống Đa từ tháng 1/2016 đến tháng 8/2021. Kết quả: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là nữ giới (86,3%). Tuổi trung bình là 58,60±11,787. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là mệt mỏi 60%, rụng tóc 54%, giọng khàn 54%, tăng cân 48%, chậm chạp 46%. Triệu chứng cận lâm sàng: FT4 giảm, TSH tăng; tỷ lệ rối loạn lipid máu cao (75,0%), tăng cả cholesterol và triglycerid là máu là rối loạn thường gặp nhất (31,25%); trên siêu âm có 81,3% bệnh nhân có hình ảnh tuyến giáp teo nhỏ, đã phẫu thuật cắt tuyến giáp. Nguyên nhân suy giáp của các bệnh nhân đều là suy giáp tiên phát. Suy giáp do phẫu thuật cắt tuyến giáp hay gặp nhất: 66,25%; viêm tuyến giáp Hashimoto: 18,75%; Basedow điều trị Iod phóng xạ: 12,50%. Bệnh nhân cao tuổi, nữ giới, thời gian phát hiện bệnh muộn, phẫu thuật cắt toàn bộ/gần toàn bộ tuyến giáp thường gặp mức độ suy giáp nặng hơn; suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto thường là suy giáp nặng nhưng không biết được chính xác thời gian phát hiện bệnh; nữ giới gặp nhiều hơn nam giới trong mọi nhóm nguyên nhân suy giáp; chưa thấy được mối liên quan giữa tuổi và nguyên nhân suy giáp, mối liên quan giữa số lần điều trị Iod phóng xạ và mức độ suy giáp | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu tuyến giáp và mô học tuyến giáp 3 1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp 3 1.1.2. Mô học tuyến giáp 4 1.2. Sinh tổng hợp hormone tuyến giáp 5 1.2.1. Bắt iod 5 1.2.2. Oxy hóa ion iodua thành dạng oxy hóa của iod nguyên tử 6 1.2.3. Gắn iod nguyên tử ở dạng oxy hóa vào tyrosin để tạo thành hormon dưới dạng gắn với thyoglobulin 6 1.2.4. Giải phóng hormon tuyến giáp vào máu 6 1.3. Sự điều hòa tiết hormon tuyến giáp 7 1.4. Tác dụng sinh lý của hormon tuyến giáp 8 1.4.1. Tác dụng lên sự phát triển cơ thể 8 1.4.2. Tác dụng lên chuyển hóa tế bào 8 1.4.3. Tác dụng lên chuyển hóa glucid 9 1.4.4. Tác dụng lên chuyển hóa lipid 9 1.4.5. Tác dụng lên chuyển hóa protein 9 1.4.6. Tác dụng lên chuyển hóa vitamin 9 1.4.7. Tác dụng lên hệ thống tim mạch 10 1.4.8. Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ 10 1.4.9. Tác dụng lên cơ quan sinh dục 10 1.5. Nguyên nhân của suy giáp 11 1.5.1. Suy giáp tiên phát 11 1.5.2. Suy giáp thứ phát 11 1.5.3. Suy giáp do các nguyên nhân khác 12 1.6. Sinh lý bệnh của suy giáp 12 1.6.1. Suy giáp tiên phát 12 1.6.2. Suy giáp thứ phát 12 1.6.3. Hậu quả của suy giáp 12 1.7. Triệu chứng lâm sàng của suy giáp 14 1.7.1. Hội chứng da, niêm mạc, lông, tóc, móng 14 1.7.2. Hội chứng giảm chuyển hóa 14 1.7.3. Các triệu chứng rối loạn về nội tiết 15 1.7.4. Các triệu chứng của suy các tuyến nội tiết phối hợp 16 1.8. Xét nghiệm cận lâm sàng 16 1.8.1. Xét nghiệm cơ bản 16 1.8.2. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân suy giáp 17 1.9. Biến chứng của suy giáp 18 1.9.1. Hôn mê do suy giáp 18 1.9.2. Biến chứng tim mạch 18 1.10. Chẩn đoán suy giáp 18 1.10.1. Chẩn đoán xác định 18 1.10.2. Chẩn đoán phân biệt 19 1.10.3. Chẩn đoán nguyên nhân 19 1.11. Một số yếu tố liên quan đến suy giáp 24 1.11.1. Một số yếu tố liên quan đến viêm tuyến giáp Hashimoto 24 1.11.2. Một số yếu tố liên quan đến suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp 25 1.11.3. Một số yếu tố liên quan đến suy giáp sau điều trị Iod phóng xạ 26 1.12. Điều trị 28 1.12.1. Nguyên tắc chung 28 1.12.2. Hormon giáp trạng 28 1.12.3. Điều trị cụ thể 28 1.13. Lịch sử bệnh và tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 30 1.13.1. Lịch sử bệnh 30 1.13.2. Tình hình nghiên cứu 31 1.14. Tình hình tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa 32 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 33 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu 34 2.2. Thiết kế nghiên cứu 34 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 34 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 34 2.4. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu 34 2.5. Biến số 35 2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 37 2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 37 2.6.2. Công cụ thu thập số liệu 37 2.7. Quy trình thu thập số liệu 37 2.7.1. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu tiến cứu 38 2.7.2. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu hồi cứu 39 2.7.3. Đánh giá kết quả 40 2.8. Sai số và cách khống chế sai số 45 2.8.1. Sai số 45 2.8.2. Khống chế sai số 45 2.9. Xử lý và phân tích số liệu 45 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 46 2.11. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 48 3.1.1. Tuổi 48 3.1.2. Giới 49 3.1.3. Chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân suy giáp 49 3.2. Đặc điểm lâm sàng 50 3.2.1. Lý do đến khám bệnh 50 3.2.2. Triệu chứng lâm sàng 51 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 52 3.3.1. Xét nghiệm hormon FT4 và TSH 52 3.3.2. Xét nghiệm Lipid máu 53 3.3.3. Xét nghiệm công thức máu 54 3.3.4. Siêu âm tuyến giáp 55 3.4. Nguyên nhân suy giáp 56 3.4.1. Một số nguyên nhân suy giáp 56 3.4.2. Nồng độ hormon FT4 và TSH ở các nhóm nguyên nhân suy giáp 57 3.5. Một số yếu tố liên quan đến suy giáp 59 3.5.1. Yếu tố liên quan đến suy giáp theo mức độ suy giáp 59 3.5.2. Yếu tố liên quan đến suy giáp theo nguyên nhân suy giáp 63 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 67 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 67 4.1.1. Tuổi 67 4.1.2. Giới 68 4.1.3. Chỉ số khối cơ thể 69 4.2. Đặc điểm lâm sàng 70 4.2.1. Lý do đến khám bệnh 70 4.2.2. Triệu chứng lâm sàng 71 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 72 4.3.1. Hormon tuyến giáp 72 4.3.2. Hormon kích thích tuyến giáp của tuyến yên TSH 73 4.3.3. Tình trạng rối loạn lipid máu 74 4.3.4. Tình trạng thiếu máu 75 4.3.5. Siêu âm tuyến giáp 76 4.4. Nguyên nhân gây suy giáp 76 4.4.1. Viêm tuyến giáp Hashimoto 77 4.4.2. Suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp 78 4.4.3. Suy giáp sau điều trị Basedow bằng Iod phóng xạ 79 4.4.4. Một số guyên nhân khác 81 4.5. Một số yếu tố liên quan đến suy giáp 82 4.5.1. Yếu tố liên quan đến suy giáp theo mức độ suy giáp 82 4.5.2. Yếu tố liên quan đến suy giáp theo nguyên nhân 84 KẾT LUẬN 89 KHUYẾN NGHỊ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | suy giáp | vi_VN |
dc.title | Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân ở bênh nhân suy giáp tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LUẬN VĂN CAO HỌC- TRẦN THỊ BÍCH VÂN.docx Restricted Access | 1.22 MB | Microsoft Word XML | ||
LUẬN VĂN CAO HỌC2021-TRẦN THỊ BÍCH VÂN.pdf Restricted Access | 2.07 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
SLIDE BVLV CAO HỌC-TRẦN THỊ BÍCH VÂN.pptx Restricted Access | 2.22 MB | Microsoft Powerpoint XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.