Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2401
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Văn, Phú-
dc.contributor.authorNgô Quỳnh, Trang-
dc.date.accessioned2021-11-29T04:39:56Z-
dc.date.available2021-11-29T04:39:56Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2401-
dc.description.abstractHiện nay viêm gan B và C mạn đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như thế giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh mắc bệnh gan mạn có thể từ 65-90% theo các phương pháp đánh giá khác nhau. Người bệnh bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân như các triệu chứng tiêu hóa cản trở ăn uống, khẩu phần ăn không đủ, kiêng ăn nghiêm ngặt không cần thiết,.. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số yếu tố liên quan của 166 người bệnh mắc bệnh viêm gan B,C mạn tại Khoa viêm gan - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA là 38,6%. Nhóm người bệnh cao tuổi (≥65 tuổi) có tỷ lệ SDD cao hơn so với nhóm người bệnh < 65 tuổi (57,1% và 33,6%). Nhóm người bệnh xơ gan (XG) mất bù có tỷ lệ SDD cao nhất, sau đó là nhóm XG còn bù và thấp nhấp là nhóm chưa bị XG (56,2%; 38,2% và 22%). Giá trị trung bình năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 1129,7 ± 481,1 kcal/ngày. Lượng protein đạt 0,8 ± 0,4 g/kg/ngày. Phần lớn người bệnh không đạt nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về năng lượng, protein và nhiều vi chất (vitamin A, D, B1, B2, PP, kẽm, magie, sắt, canxi, phospho). Tình trạng SDD theo SGA có liên quan đến tuổi, mức độ xơ gan, số triệu chứng tiêu hóa bệnh nhân mắc phải, năng lượng khẩu phần đạt được. Lượng protein thấp trong khẩu phần liên quan đến tăng mức độ teo cơ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Một số nhóm thực phẩm bệnh nhân giảm tiêu thụ như nhóm giàu đạm động vật (44,6%), chất béo (38,6%), rượu bia (45,8%). Ngược lại một số nhóm được tăng tiêu thụ như: nhóm giàu protein thực vật (14,4%), rau (23,5%) và quả chín (16,9%). Việc giảm tiêu thụ thực phẩm giàu protein động vật tăng cao đối với ĐTNC ở nông thôn trình độ học vấn dưới THPT, làm nghề nông, bị xơ gan so với nhóm ở thị trấn/thị xã/ thành phố, từ THPT trở lên, cán bộ viên chức và bệnh nhân không bị xơ gan (p<0,05).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Chức năng sinh lý của gan 1.1.1. Chức năng chuyển hóa 1.1.2. Chức năng tạo mật 1.1.3. Chức năng khử độc 1.2. Tiến triển của viêm gan virus mạn 1.2.1. Viêm gan B 1.2.2. Viêm gan C 1.3. Mối liên quan giữa viêm gan virus mạn và các rối loạn chuyển hóa 1.3.1. Gan nhiễm mỡ 1.3.2. Lipid máu 1.3.3. Tình trạng kháng insulin và đái tháo đường 1.3.4. Xơ vữa mạch máu 1.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm gan mạn 1.4.1. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính 1.4.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng. 1.5. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan virus mạn 1.5.1. Năng lượng 1.5.2. Protein 1.5.3. Carbohydrat 1.5.4. Lipid 1.5.5. Dịch 1.5.6. Điện giải 1.5.7. Vitamin, khoáng chất 1.6. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm gan virus mạn trên thế giới 1.6.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm gan mạn 1.6.2. Một số yếu tố liên quan CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.2. Cỡ mẫu 2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 2.3.4. Các kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 2.3.5. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá. 2.4. Sai số và cách khắc phục sai số 2.4.1. Các sai số có thể gặp phải 2.4.2. Cách khắc phục sai số 2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 3.3. Một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 3.3.1 Triệu chứng tiêu hóa và một số đặc điểm khác 3.3.2. Khẩu phần 24h lúc nhập viện 3.3.3. Sự thay đổi về thực hành ăn uống của bệnh nhân sau khi phát hiện mắc bệnh CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung và đặc điểm bệnh lý của ĐTNC 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm gan mạn 4.3. Một số yếu tố liên quan với TTDD 4.3.1. Tuổi 4.3.2. Triệu chứng tiêu hóa 4.3.3. Khẩu phần 24h lúc nhập viện 4.3.4. Thực hành ăn uống của bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTình trạng dinh dưỡngvi_VN
dc.subjectKhẩu phần 24hvi_VN
dc.subjectThói quen ăn uốngvi_VN
dc.subjectviêm gan mạnvi_VN
dc.titleTình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn Trang 7_11 -NTDD44-Final.docx
  Restricted Access
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020540.99 kBMicrosoft Word XML
Luận văn Trang 7_11 -NTDD44-Final.pdf
  Restricted Access
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 20201.61 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.