Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2388
Title: | HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẤT TRÁI VÀ RỐI LOẠN NHỊP CHẬM TRÊN SIÊU ÂM TIM BÀO THAI CÓ MẸ MẮC LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG |
Authors: | CAO MẠNH, HƯNG |
Advisor: | TRƯƠNG THANH, HƯƠNG PHẠM BÁ, NHA |
Keywords: | Nội tim mạch |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - LBĐHT) là một bệnh tự miễn điển hình của tổ chức liên kết mà nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa thực sự được rõ ràng. Nguyên nhân của bệnh được biết đến là đa yếu tố, liên quan nhiều đến gen, hormon giới tính và các yếu tố môi trường. Theo nghiên cứu Viện sức khỏe Hoa Kì tới năm 2017, Lupus ban đỏ hệ thống là một những bệnh tự miễn phổ biến nhất với tỉ lệ trên 0,3% dân số. Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức nhưng theo những thống kê sơ bộ tại trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng và tại khoa Cơ xương Khớp – bệnh viện Bạch Mai, Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn hệ thống thường gặp nhất1,7. Rối loạn nhịp tim chậm bào thai trên những thai phụ mắc Lupus ban đỏ hệ thống, từ lâu đã luôn là một vấn đề hóc búa với bất kì bác sĩ nào, đặc biệt là với nhóm rối loạn nhịp hay gặp và nguy hiểm hơn cả là block nhĩ thất (BAV)3,4. Dù cho hơn nửa thế kỉ qua đã có những tiến bộ và phát triển không ngừng về việc tầm soát, phát hiện các rối loạn nhịp chậm cùng với các phương pháp điều trị mới như điện di huyết thanh, truyền globulin tĩnh mạch(IVIG),… nhựng đều chỉ mới dừng ở mức các case lâm sàng, chưa có khuyến cáo cụ thể. Trong khi đó, ảnh hưởng của rối loạn nhịp chậm lên bào thai vẫn là rất nặng nề. Nghiên cứu tổng hợp của các BS tại Hoa Kì đăng trên NCBI 5/20152 cho thấy: tỉ lệ BAV bào thai trên bệnh nhân nữ bị Lupus ban đỏ hệ thống là 1/6500, tăng lên 1-5% trên những bệnh nhân có kháng thể anti-Ro và anti-La dương tính và lên tới 6-25% với những bệnh nhân có tiền sử mang thai bị BAV trước đó. Hệ quả có tới 20% số bào thai bị chết trước khi ra đời và 64% trong số bệnh nhân còn lại phải đặt máy tạo nhịp sau sinh3. Việc đánh giá hình thái chức năng của các tim thai trên thai phụ mắc Lupus ban đỏ hệ thống cũng còn nhiều hạn chế. Dù cho siêu âm tim ngày nay đã rất phát triển, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề nan giải và trở ngại với các bác sĩ siêu âm. Việc siêu âm tim bào thai lại càng khó khăn hơn nhiều, vì đây là một kĩ thuật không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn của người thực hiện mà còn cần có những am hiểu, tìm tòi rất lớn về phôi thai học, sinh lý học, giải phẫu học,… của bào thai. Tuy nhiên, khi đã am hiểu đến một mức độ nhất định về siêu âm tim bào thai, không chỉ giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường về hình thái chức năng mà còn tìm ra được những rối loạn nhịp đã hoặc có thể sẽ xuất hiện với tim thai, qua đó có phương hướng, phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân, đặc biệt là với nhóm còn ít được quan tâm lại nhiều nguy cơ trên tim thai như thai phụ mắc Lupus ban đỏ hệ thống. Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu của các tác giả Lê Kim Tuyến và tác giả Nguyễn Thị Duyên về vai trò của siêu âm tim trong chẩn đoán các bệnh lý: tim bẩm sinh trước sinh, bệnh cơ tim phì đại, chức năng tim thai ở thai phụ bị đái tháo đường. Tuy nhiên, với tim thai trên thai phụ mắc Lupus ban đỏ hệ thống, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ghi nhận về vấn đề này. Do đó nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài : ”Hình thái chức năng thất trái và rối loạn nhịp chậm trên siêu âm tim bào thai có mẹ mắc Lupus ban đỏ hệ thống” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả hình thái chức năng thất trái và rối loạn nhịp chậm trên siêu âm tim bào thai có mẹ mắc Lupus ban đỏ hệ thống. 2. Báo cáo và nhận xét một số đặc điểm chùm case bệnh rối loạn nhịp chậm bào thai có mẹ mắc Lupus ban đỏ hệ thống. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2388 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1074.pdf Restricted Access | 2.7 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.