Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2386
Nhan đề: ĐáNH GIá KếT QUả THụ TINH TRONG ốNG NGHIệM BằNG PHáC Đồ KíCH THíCH BUồNG TRứNG NHẹ Và CHU Kỳ Tự NHIÊN TRÊN CáC BệNH NHÂN ĐáP ứNG KéM TạI BệNH VIệN HồNG NGọC
Tác giả: NGUYỄN HỒNG, HẠNH
Người hướng dẫn: HỒ SỸ, HÙNG
Từ khoá: Sản phụ khoa
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ngày 25/6/1978 là ngày có sự kiện vô cùng quan trọng với y học thế giới, khi Louis Brown–em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã đánh dấu cho sự hình thành và phát triển của kĩ thuật mới này. Kể từ dấu mốc thành công ban đầu đó cho đến ngày hôm nay, sự phát triển không ngừng của TTTON đã cho thấy đây là kĩ thuật tối ưu nhất trong điều trị vô sinh. Năm 2010 Giáo sư Robert Edwards và cộng sự Bác sỹ Patrick Steptoe đã được Viện hàn lâm khoa học Hoàng Gia Thụy Điển trao tặng giải Nobel Y học với công trình “Phát triển kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm”. Tại Việt Nam kĩ thuật TTTON được áp dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Từ Dũ vào tháng 8 năm 1997, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương áp dụng từ tháng 10 năm 2000. Tính đến đầu năm 2021 cả nước có gần 40 trung tâm Hỗ trợ sinh sản được thành lập và thực hiện thành công kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Song song với kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là các kĩ thuật liên quan, đặc biệt là kích thích buồng trứng (KTBT). Với sự phát triển của thuốc kích thích buồng trứng, số lượng noãn thu được cải thiện đáng kể nhờ đó kết quả thụ tinh trong ống nghiệm cũng được cải thiện. Dưới tác dụng của thuốc KTBT buồng trứng có thể đáp ứng bình thường, quá kích hay đáp ứng kém. Đáp ứng kém là tình trạng phụ nữ cần dùng liều thuốc KTBT cao, lượng thuốc nhiều nhưng số lượng noãn ít, không tối ưu. Hậu quả là giảm số phôi thu được, giảm tỷ lệ có thai, tăng chi phí điều trị. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại khác nhau được sử dụng cho nhóm bệnh nhân đáp ứng kém. Năm 2011, các tác giả châu Âu đã nhóm họp và thống nhất đưa ra tiêu chuẩn Bologna về đáp ứng kém1. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng tiêu chuẩn này đã bộc lộ nhiều hạn chế do đã gộp chung tất cả bệnh nhân đáp ứng kém với các thành công của điều trị khác nhau. Năm 2016, một nhóm chuyên gia đã đưa ra tiêu chuẩn mới gọi tắt là POSEIDON phân loại bệnh nhân đáp ứng kém thành 4 nhóm2. Có rất nhiều hướng điều trị được đưa ra đối với bệnh nhân đáp ứng kém: sử dụng phác đồ GnRH antagonist, liều tối đa FSH lên đến 300 IU, đồng bộ hóa nang noãn bằng Estrogen hay viên uống tránh thai kết hợp, bổ sung Androgen, kích thích kép... nhưng chưa có hướng điều trị thực sự tối ưu2. Gần đây, đang có hướng đi mới cho nhóm bệnh nhân này như sử dụng phác đồ chu kì tự nhiên hoặc kích thích buồng trứng nhẹ. Từ lúc phân loại POSEIDON được sử dụng, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nhiều các nghiên cứu liên quan sử dụng phân loại này. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của phác đồ chu kỳ tự nhiên và phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ trên bệnh nhân đáp ứng kém vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ và chu kỳ tự nhiên trên các bệnh nhân đáp ứng kém tại Bệnh viện Hồng Ngọc với 2 mục tiêu: 1. Mô tả kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm bệnh nhân POSEIDON 3-4 bằng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ và chu kỳ tự nhiên. 2. Nhận xét hiệu quả kích thích buồng trứng ở 2 nhóm bệnh nhân trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2386
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1072.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.13 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.