Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2385
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH NGÀY 5 TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN CHUYỂN PHÔI THẤT BẠI 1 LẦN TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN
Authors: TRƯƠNG QUANG, HẢI
Advisor: Lê, Hoàng
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Kể từ khi Louise Brown, đứa trẻ đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (TTON) năm 1978, việc điều trị vô sinh (VS) bằng phương pháp này trên thế giới đã có nhiều sự phát triển vượt bậc [1]. Tính đến năm 2018 trên thế giới, hơn 10 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn đã thành cha mẹ [2]. Tại Việt Nam, sau trường hợp TTON đầu tiên thành công tại Bệnh viện Từ Dũ năm 1997, đến nay đã có khoảng 35 trung tâm Hỗ trợ sinh sản (HTSS) trên cả nước với gần 30.000 chu kì TTON. Đến cuối 2019, khoảng 50.000 trẻ sinh ra ở Việt Nam từ kĩ thuật TTON và các kĩ thuật liên quan [3]. Có 2 xu hướng trong chuyển phôi là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi được áp dụng trong những năm đầu tiên thực hiện kĩ thuật TTON, khi mà kĩ thuật đông phôi chưa phát triển với ưu điểm BN được chuyển phôi ngay trong chu kì kích thích buồng trứng (KTBT), không mất thời gian chờ đợi. Tuy nhiên bệnh nhân (BN) cũng phải đối mặt với những nguy cơ như nồng độ hoocmon không sinh lý, ảnh hưởng đến kết quả có thai, hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT), gây tốn kém trong điều trị, phải hủy những phôi còn dư. Vậy nên xu hướng chuyển phôi đông lạnh được ưu tiên lựa chọn hơn do chủ động hơn trong vấn đề chuẩn bị niêm mạc tử cung (CBNMTC), là một trong những biện pháp có chứng cứ khoa học cao nhất– cấp độ IA trong dự phòng QKBT nặng [4]. Trong đó chuyển phôi ngày 5 là một sự lựa chọn được cho là tốt hơn so với chuyển phôi ngày 3. Với ưu điểm là tỉ lệ có thai tăng và tỉ lệ đa thai giảm. Số liệu từ Cochrane năm 2016 cho thấy các chu kì điều trị TTON, chuyển phôi ngày 5 cho tỉ lệ có thai và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn so với chuyển phôi giai đoạn phân chia [5]. Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ trong điều trị TTON nhưng không phải tất cả các trường hợp chuyển phôi đều có thai. Nguyên nhân thất bại liên quan đến: chất lượng phôi, số lượng phôi chuyển, NMTC, sự chấp nhận làm tổ của NMTC... Trong các yếu tố này thì tuổi phôi và số lượng phôi chuyển chiếm phần quan trọng. Hiện nay việc nuôi phôi và chuyển phôi ngày 5 đã dần phổ biến hơn, đặc biệt với nhóm đã chuyển phôi thất bại 1 lần trước đó. Vậy vấn đề đặt ra là sau khi chuyển phôi 1 lần thất bại có nên nuôi phôi ngày 5 và tăng số lượng phôi chuyển. Đó là băn khoăn khá lớn của các nhà lâm sàng về HTSS hiện nay. Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chuyển phôi ngày 5 sau lần chuyển phôi trước đó thất bại. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả chuyển phôi đông lạnh ngày 5 trên nhóm bệnh nhân chuyển phôi thất bại 1 lần tại Bệnh viện Bưu Điện” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả chuyển phôi đông lạnh ngày 5 trên nhóm BN chuyển phôi thất bại 1 lần tại Bệnh viện Bưu Điện. 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả chuyển phôi lần này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2385
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1071.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.