Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2374
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: SEANG, SEYHA
Advisor: Trần Hiếu, Học
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tắc ruột là môt hội chứng biểu thị sự ngừng lưu thông của hơi và dịch tiêu hóa trong long ruột. Tắc ruột là nguyên nhân thường gặp thứ 2 sau viêm ruột thừa mà bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu1,2. Nếu tình trạng tắc xảy ra đột ngột và hoàn toàn là tắc ruột cấp tính, xảy ra từ từ và không hoàn toàn (có cản trở lưu thông nhưng 1 phần hơi và dịch vẫn qua đuợc chỗ tắc) bán tắc ruột hay tắc ruột không hoàn toàn. Phân loại theo cơ chế gồm tắc ruột cơ học tức là có 1 nguyên nhân cụ thể gây tắc nghẽn và tắc ruột cơ năng khi không có nguyên nhân cụ thể nào gây tắc nghẽn, mà chỉ là mất nhu động, không co bóp hoặc co bóp quá mức dẫn đến liệt ruột. Tắc ruột do bã thức ăn là một nguyên nhân của tắc ruột cơ học và cấp tính3,4. Phẫu thuật thường được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệt để. Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa tắc ruột do bã thức ăn5. Tắc ruột do bã thức ăn là một trong những loại tắc ruột cơ học, đã được biết đến từ lâu và có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp ở người già5,6, răng miệng kém, bệnh lí tuỵ kém, giảm nhu động dạ dày - ruột7, tiền sử phẫu thuật dạ dày8,9, trẻ em dưới 8 tuổi, nhưng gần đây gặp cả ở người trẻ sau khi ăn thức ăn khó tiêu10 có nhiều chất xơ11,12,13,14. Nguyên nhân do khối bã thức ăn nằm trong lòng ruột gây bít tắc và làm ứ trệ lưu thông của đường tiêu hóa15. Bã thức ăn được hình thành và chủ yếu nằm tại dạ dày16, khi di chuyển xuống ruột non, tùy thuộc vào kích thước tương đối của khối bã so với khẩu kính lòng ruột mà trở thành nguyên nhân gây tắc. Trong hội chứng tắc ruột, bã thức ăn ít gặp hơn so với các nguyên nhân khác17, chiếm khoảng 0,4 - 4% tổng số các trường hợp tắc nghẽn đường tiêu hóa và chủ yếu xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non18. Bệnh cảnh với hình thái lâm sàng đa dạng, triệu chứng không đặc hiệu, gây khó khăn trong chẩn đoán19. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân tắc ruột do bã thức ăn trước mổ còn gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ còn thấp chỉ từ 3% - 18% 20, 21, 22. Tắc ruột do bã thức ăn thường tiến triển từng đợt nên việc phát hiện các yếu tố nguy cơ cũng như chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ đem lại kết quả điều trị tốt và tránh được những biến chứng nặng nề. Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đã giúp cho việc chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn có nhiều cải thiện hơn23,24,25. Điều trị bệnh lý này trước đây chủ yếu là phẫu thuật, nhưng ngày nay với sự tiến bộ của ứng dụng trong y học, nhiều phương pháp đã được áp dụng. Phẫu thuật trong một số trường hợp được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân và kết hợp điều trị triệt để. Trong quá trình phẫu thuật cần thăm dò toàn bộ đường tiêu hóa, một hành động đơn giản nhưng có tầm quan trọng26,27, nó cho phép có thể tránh được các biến chứng, nhất là bỏ sót các khối bã thức ăn khác. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này. Ngày nay với những thói quen ăn uống đa dạng, bệnh cảnh lâm sàng phong phú hơn nên việc chẩn đoán và xử trí bệnh ở giai đoạn sớm cần phải được đánh giá thực tế và chính xác hơn. Với mong muốn gớp phần vào chẩn đoán và điều trị bệnh lý này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả sớm tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2016 - 2020 2. Đánh giá kết quả sớm tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại nhóm bệnh nhân này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2374
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1062.pdf
  Restricted Access
1.53 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.