Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2373
Title: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TỒN TẠI SAU MỔ NỘI SOI BẢO TỒN VềI TỬ CUNG
Authors: SEN TOLA, TOLA
Advisor: VŨ VĂN, DU
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một bệnh lý phụ khoa hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Bệnh mang tính chất cấp cứu có thể gây ra những di chứng nặng nề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người phụ nữ, khả năng sinh sản và đời sống hạnh phúc gia đình, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời 1, 2. Tỷ lệ CNTC có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ CNTC từ 4,5/1000 các trường hợp mang thai năm 1970 tăng lên 1,11% giai đoạn 1997-1999, 2% năm 2005 3. CNTC ở nước ta được xếp vào loại cao trên thế giới ~ 35,7/1000 thai kỳ năm 2000 1. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (BVPSTW) năm 2004 và 2009 tỉ lệ CNTC/tổng số đẻ lần lượt là 4,4% và 9,4% 4, 5. Tại bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ này trong 4 năm từ 2000-2003 lần lượt là 3,07% - 3,88% - 4,04% - 4,27% 6. Tại Bệnh viện 19.8 tỉ lệ CNTC/ tổng số đẻ năm 2013 là 4,8 %, năm 2014 là 5,3 %, năm 2015-2016 là 6,12% 7. Sự gia tăng tần suất CNTC có liên quan đến các yếu tố như tiền sử nạo hút thai, biện pháp sinh đẻ có kế hoạch (đặt DCTC, dùng thuốc tránh thai đơn thuần liều thấp), tiền sử điều trị vô sinh, tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung, hút thuốc lá, ... Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán sớm hay muộn và phương pháp xử trí 1, 6, 7. Điều trị CNTC trước đây thường là mổ mở cắt vòi tử cung. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, sự ra đời của siêu âm đầu dò âm đạo có độ phân giải cao đã giúp cho các nhà chẩn đoán hình ảnh phát hiện được những trường hợp CNTC ngay từ khi kích thước còn rất nhỏ. Ngoài ra, sự phát triển của ngành sinh hóa có thể phát hiện βhCG ở nồng độ thấp (βhCG < 25 mIU/ml). Sự kết hợp 2 tiến bộ trên đã giúp cho các bác sĩ có khả năng phát hiện sớm CNTC ngay từ khi khối chửa còn nhỏ và chưa bị vỡ, khi đó phẫu thuật sẽ đơn giản hơn, mất máu ít hơn và và đặc biệt khả năng bảo tồn VTC cao hơn mang nhiều cơ may cho những phụ nữ có nhu cầu sinh sản sau phẫu thuật. Dẫu vậy khi phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung có thể có biến chứng CNTC tồn tại sau mổ. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân do chảy máu trong trầm trọng nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời. Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Đức Hinh8, trong 10 năm từ 1995 - 2004, tại BVPSTW đã tiến hành mổ NS cho 3.096 trường hợp CNTC, tỷ lệ mổ NS bảo tồn VTC là 15,6%; theo Lê Thị Hằng9 (2015) tại BV Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 là 1,9%. Theo nghiên cứu của Tạ Thị Thanh Thủy10 trong 2 năm (2001 - 2002) tại BV Hùng Vương trong tổng số 1.076 trường hợp CNTC, có 10965 trường hợp phẫu thuật chiếm 90%, trong đó bảo tồn VTC là 54 trường hợp chiếm 6%. Nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Du11 trong 3 năm (2008 - 2011) tại BVPSTW với 120 trường hợp CNTC được phẫu thuật nội soi bảo tồn, tỷ lệ thành công là 90,8%. Các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây đối với phương pháp mổ NS bảo tồn VTC còn ít, tỷ lệ bảo tồn VTC còn thấp trong tổng số các trường hợp CNTC được phẫu thuật, số BN bảo tồn VTC chưa nhiều, vấn đề CNTC tồn tại chưa được nghiên cứu kỹ. Do đó rất cần một nghiên cứu với số lượng BN nhiều hơn, phạm vi nghiên cứu rộng hơn để có thể đánh giá kết quả điều trị, các yếu tố ảnh h¬ưởng đến kết quả điều trị nội soi bảo tồn VTC. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến chửa ngoài tử cung tồn tại sau mổ nội soi bảo tồn vòi tử cung” nhằm 02 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của chửa ngoài tử cung tồn tại sau phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến chửa ngoài tử cung tồn tại sau phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2373
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1061.pdf
  Restricted Access
1.85 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.