Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2371
Title: NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PARKINSON CÓ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG CHỈ SỐ CĂNG THẲNG CHO NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ SỬA ĐỔI
Authors: VI NGỌC, TUẤN
Advisor: Nguyễn Thanh, Bình
Keywords: Thần kinh
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh Parkinson (Parkinson’s Disease - PD) là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, sau bệnh Alzheimer. Độ tuổi khởi phát bệnh Parkinson trung bình vào khoảng trên 60 tuổi,với tỷ lệ mắc khoảng 2% người trên 65 tuổi,1 ở những người trên 70 tuổi tỷ lệ này là 5,5%,2 và có thể gặp ở mọi vùng miền, mọi dân tộc trên khắp thế giới.3, 4 Bệnh Parkinson bao gồm cả các triệu chứng vận động và ngoài vận động đã được công nhận trong những năm qua, đặc biệt là trong những thập kỷ qua. Trong các triệu chứng ngoài vận động, suy giảm nhận thứcxuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, ban đầu thường nhẹ, ảnh hưởng chủ yếu đến chức năng điều hành của người bệnh, về sau có thể tiến triển nặng hơn, suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức khác như sự chú ý, chức năng ngôn ngữ, trí nhớ, xây dựng hình ảnh và trở thành sa sút trí tuệ (SSTT), tình trạng này đặc biệt có tác động to lớn đối với cuộc sống của bệnh nhân và người chăm sóc, cũng như gánh nặng kinh tế và xã hội. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ trung bình ở bệnh Parkinson là 40%, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng gấp 2,8 đến 6 lần ở những người mắc bênh Parkinson so với những người không mắc bệnh, ít nhất 75% bệnh nhân mắc bệnh sống sót sau hơn 10 năm sẽ bị sa sút trí tuệ. Tuổi thọ ở bệnh nhân Parrkinson có sa sút trí tuệ thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân không sa sút trí tuệ (trung bình 7,5 so với 12,4 tuổi) và tuổi ước tính tử vong cũng thấp hơn nhiều (72,4 so với 77,8 năm), đặc biệt ở nhóm bệnh nhân khới phát sớm.5, 6SSTT thường xảy ra ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn muộn. Vấn đề chăm sóc ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn muộn đã mang lại nhiều thách thức, song khi có thêm SSTT thì thách thức ấy sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Hầu hết các bệnh nhân ở tình trạng này đều phải dựa vào người chăm sóc suốt phần đời còn lại. Điều này mang đến gánh nặng to lớn đối với người nhà của họ, chính là những người chăm sóc trực tiếp người bệnh và bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể, sức khỏe tinh thần, tình trạng tài chính cũng như đời sống xã hội. Hiện nay, bệnh Parkinson và gánh nặng của người chăm sóc người bệnh Parkinson ngày càng càng được quan tâm nhiều hơn. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị bệnh Parkinson cũng như đánh giá và tìm hiểu gánh nặng căng thẳng của người chăm sóc người bệnh Parkinson phải chịu đựng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh đã góp phần không nhỏ nhằm đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.7, 8 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều về đặc điểm dịch tễ,biểu hiện lâm sàng, các yếu tố ảnh hưởng, vấn đề dùng thuốc và phục hồi chức năng,nhưng việc đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có SSTT lại chưa chưa được quan tâm xác đáng, thường nhỏ lẻ hoặc lồng ghép trong các nghiên cứu khác.9-11 Hầu hết các nghiên cứu gánh nặng chăm sóc, đều sử dụng thang điểm Zarit để đánh giá về gánh nặng chăm sóc chung, còn các thang điểm khác chưa được quan tâm sử dụng nhiều mặc dù có nhiều thang điểm được chứng minh là có giá trị trong thực hành lâm sàng, một trong số đó là Chỉ số căng thẳng của người chăm sóc có sửa đổi (Modified Caregiver Strain Index - MCSI), đây là một bộ công cụ ngắn gọn, dễ hiểu và đã được nhiều quốc gia sử dụng trong các nghiên cứu gánh nặng chăm sóc của họ. Chính vì các lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ 2. Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng “Chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi”và các yếu tố liên quan.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2371
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1059.pdf
  Restricted Access
2.88 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.