Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2363
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM NHIỄM RICKETTSIACEAE Ở BỆNH NHÂN SỐT CẤP TÍNH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ 05/2018 ĐẾN 10/2019
Tác giả: NGUYỄN THỊ THÚY, PHƯƠNG
Người hướng dẫn: LÊ THỊ, HỘI
Từ khoá: Kỹ thuật xét nghiệm y học
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh do các vi khuẩn ký sinh nội bào thuộc họ Rickettsiaceae hay được gọi là Rickettsioses là những bệnh được lây truyền bởi động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận,…)1,2. Các vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae, gồm hai chi Rickettsia và Orentia có khả năng gây bệnh trên người và động vật. Dựa vào đặc điểm di truyền và kháng nguyên, tác nhân gây bệnh được chia thành ba nhóm chính: nhóm gây bệnh sốt phát ban (Spotted Fever Group - SFG) gồm hơn 20 loài phân bố khắp nơi trên thế giới; nhóm gây bệnh sốt phát ban dịch tễ (Typhus Group - TG) gồm các loài R. typhi, R. prowazekii; nhóm gây bệnh sốt mò (Scrub Typhus Group - STG) gồm Orientia tsutsugamushi và Orientia chuto. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định thêm hai nhóm mới là nhóm cổ điển (Ancestral Group) và nhóm chuyển tiếp (Transitional Group)3. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Rickettsioses là bệnh lưu hành và gây dịch khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam4,5. Dịch tễ học bệnh do Rickettsiaceae khá phức tạp vì vùng lưu hành của vi khuẩn rất đa dạng về sinh thái, đồng thời phụ thuộc vào sự phân bố của các vector truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Rickettsioses đã được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Lào, Thái Lan… 6–10. Tại Việt Nam, đã có một số tác giả mô tả về bệnh sốt mò, một trong những bệnh do vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae gây ra, nhưng chủ yếu đề cập tới khía cạnh đặc điểm lâm sàng và điều trị5,11–14. Các vi khuẩn họ Rickettsiaceae rất khó nuôi cấy do tính chất ký sinh nội bào bắt buộc và được xếp là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm nguy cơ 3 đòi hỏi phải có phòng an toàn sinh học cấp 3, nên việc xác định chúng trong phòng xét nghiệm chủ yếu dựa vào phản ứng huyết thanh học. Tuy nhiên, phản ứng huyết thanh học xác định nhiễm Rickettsiaceae có những điểm hạn chế nhất định làm giảm giá trị của kỹ thuật này. Đó là: (i) đáp ứng miễn dịch kháng thể chỉ có thể phát hiện được ở tuần thứ hai của bệnh; (ii) không có ngưỡng giá trị thấp nhất của hiệu giá kháng thể cho chẩn đoán; (iii) mẫu máu kép để tìm động lực kháng thể cho chẩn đoán xác định là yêu cầu bắt buộc song không phải lúc nào cũng có được; (iv) có phản ứng chéo xảy ra giữa các loài khác nhau; (v) Rickettsiaceae khó nuôi cấy nên việc sản xuất kháng nguyên phục vụ cho chẩn đoán huyết thanh học cũng gặp khó khăn. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử đã mở ra một kỷ nguyên mới về chẩn đoán các căn nguyên gây bệnh nói chung và Rickettsiaceae nói riêng. Đặc biệt kỹ thuật Realtime PCR giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng tác nhân gây bệnh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đến nay, các nghiên cứu về Rickettsiaceae ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện tại một vài bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương13–15 chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tình hình chung nhiễm Rickettsiaceae ở các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Một lượng bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae có thể bị bỏ sót do ít có khả năng tiếp cận với những bệnh viện lớn. Bên cạnh đó, môi trường sống và làm việc của người dân có tiếp xúc với địa hình nhiều rừng núi, bụi rậm, sông suối, thích hợp với sự phát triển của các vật chủ trung gian truyền bệnh Rickettsioses. Một số tỉnh phía Bắc đã ghi nhận có các trường hợp sốt cấp tính do vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae gây ra5,13–16. Nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsiaceae ở miền Bắc Việt Nam để góp phần cung cấp thông tin về dịch tễ, cũng như hỗ trợ chẩn đoán trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm nhiễm Rickettsiaceae ở bệnh nhân sốt cấp tính tại một số bệnh viện tỉnh phía Bắc Việt Nam từ 05/2018 đến 10/2019” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsiaceae ở bệnh nhân sốt cấp tính bằng kỹ thuật Realtime PCR. 2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của các bệnh nhân sốt cấp tính nhiễm Rickettsiaceae.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2363
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1056.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.42 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.