Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2347
Title: Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày di căn bằng phác đồ FLOT
Authors: NGUYỄN THU, PHƯƠNG
Advisor: Lê Văn, Quảng
Keywords: FLOT;dạ dày
Issue Date: 10/11/2021
Abstract: Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong số các bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Cơ quan nghiên cứu UT toàn cầu IARC (Globocan 2018), bệnh thường gặp thứ 6 trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc và chết do UTDD đứng vị trí thứ 3 ở nam, sau UT phế quản, gan, đứng vị trí thứ 5 ở nữ sau UT vú, phế quản, gan, cổ tử cung 1. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng UTDD vẫn là bệnh có tiên lượng xấu, kết quả sống thêm thấp vì phần lớn bệnh đã ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn ở thời điểm chẩn đoán với thời gian sống thêm trung bình ngắn, nếu không điều trị là 3-5 tháng 2. Có rất ít các phương pháp điều trị cho các bệnh nhân di căn; trong thập kỷ này chỉ một vài thử nghiệm pha III được tiến hành. Kết quả từ các nghiên cứu thử nghiệm gần đây cho thấy những BN UTDD giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn mà có thể dung nạp được hóa trị sẽ đạt được lợi ích dù nhỏ nhưng rõ ràng về thời gian sống và chất lượng cuộc sống so với điều trị chăm sóc giảm nhẹ đơn thuần 4. Cùng với sự xuất hiện của các thuốc mới mà hiệu quả đã được chỉ ra trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên pha II và pha III, vai trò của điều trị hóa chất trong UTDD ngày càng được nâng cao 4. Việc nghiên cứu hóa trị nhằm mục tiêu điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển, thời gian sống toàn bộ đã được tiến hành từ lâu tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều tranh cãi và vì thế chưa có một phác đồ tiêu chuẩn được chấp nhận. Rõ ràng phác đồ mới là cần thiết để cải thiện kết quả cho các bệnh nhân UTDD di căn còn khả năng điều trị hóa trị. Được xem là phác đồ được sử dụng nhiều hiện nay từ kết quả của nghiên cứu MAGIC, ECF và biến thể EOX được phần lớn các nhà lâm sàng lựa chọn. Tuy nhiên, định kiến này có thể thay đổi trong tương lai khi kết quả của thử nghiệm FLOT4 vừa được trình bày tại ASCO 2017 vừa qua bởi các nhà khoa học đến từ Đức. Thử nghiệm FLOT4 chỉ ra rằng hoá trị chu phẫu (trước và sau mổ kiểu sandwich) với phác đồ có Docetaxel, Oxaliplatin và Fluorouracil/ Leucovorin (FLOT) giúp cải thiện có ý nghĩa thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) và sống thêm toàn bộ (OS) ở những bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển so với phác đồ Epirubicin, Cisplatin, Fluorouracil hoặc Capecitabine 3. Cùng với thành công này, hàng loạt công trình nghiên cứu tác dụng của FLOT trên nhóm đối tượng UTDD đã di căn trên thế giới đều cho kết quả khả quan. Tại Việt Nam, phác đồ FLOT đã được áp dụng trên lâm sàng để điều trị ung thư dạ dày tiến triển tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đánh giá kết quả điều trị của phác đồ trên đối tượng người Việt. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày di căn bằng phác đồ FLOT". Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân ung thư dạ dày di căn được điều trị phác đồ FLOT từ 1/2018 đến 1/2021 tại Khoa Nội 3 Bệnh viện K, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:  Đánh giá kết quả sớm điều trị hóa chất phác đồ FLOT - Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều ở giai đoạn T4, trong đó tỉ lệ T4b cao hơn với 54,1%. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu toàn bộ ở giai đoạn IV, với tỉ lệ di căn nhiều tạng chiếm 43,2%. Trong nhóm bệnh nhân có di căn, vị trí di căn thường gặp nhất là di căn gan, phổi, phúc mạc. - Sau 4 đợt hóa trị, có đáp ứng hoặc bệnh ổn định đạt 67,6% (29/37 bệnh nhân), bệnh tiến triển chiếm 21,6%, có đáp ứng tại hạch là 64,9%, có đáp ứng tại vị trí di căn là 62,2%. - Trong 15 BN có thể điều trị đủ 8 chu kỳ FLOT, tỉ lệ đáp ứng 1 phần hoặc bệnh ổn định lên đến 73,3%, (11/15 bệnh nhân), bệnh tiến triển chiếm 26,7%. - Median OS: 12,74. Xác suất sống còn sau 3 năm: 18,3% - PFS trung bình là 6,6 tháng.  Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ FLOT trong điều trị UTDD di căn. - Độc tính hệ tạo huyết xảy ra thường xuyên. Trong đó, thường gặp nhất là thiếu máu với tỉ lệ 62,2%, chủ yếu xảy ra ở độ 1, 2. Độc tính huyết học thường gặp thứ 2 là hạ bạch cầu, chiếm 40,5%, cũng chủ yếu gặp ở độ 1, 2. Hạ bạch cầu độ 3, 4 gặp ở 6 bệnh nhân, chiếm 16,2%, trong đó có 1 bệnh nhân sốt hạ bạch cầu độ 4. - Tác dụng ngoài hệ tạo huyết đáng lưu ý nhất là độc tính thần kinh ngoại vi và tăng men gan, tuy nhiên, các tác dụng ngoại ý xảy ra ở mức độ nhẹ. - Các tác dụng ngoại ý như rụng tóc, mệt mỏi và nôn, buồn nôn sau điều trị hóa chất diễn ra ở mức độ nhẹ, trong thời gian ngắn, có hồi phục và có thể quản lý được.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2347
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV CKII Nguyễn Thu Phương - Chuyên ngành - Ung thư.doc
  Restricted Access
10.24 MBMicrosoft Word
LV CKII Nguyễn Thu Phương - Chuyên ngành - Ung thư.pdf
  Restricted Access
2.85 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
PP flot CK2 2021.pptx
  Restricted Access
10.59 MBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.