Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2346
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC MỘT LỖ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Authors: Nguyễn, Mạnh Hiệp
Advisor: Phạm, Hữu Lư
Keywords: Ung thư phổi không tế bào nhỏ;Phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ
Issue Date: 2021
Abstract: ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi là một trong những ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đây là bệnh ung thư thường gặp thứ hai ở nam giới và thứ ba ở nữ giới. Tỷ lệ mắc vẫn gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Theo Globocal 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ở Việt Nam, con số này là 23.667 ca ung thư phổi mới phát hiện và 20.170 người tử vong mỗi năm. Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, ung thư phổi được chia làm 2 nhóm chính: Ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 80- 85%. Dấu hiệu lâm sàng giai đoạn đầu ung thư phổi thường âm thầm, biểu hiện kín đáo. Khi có biểu hiện lâm sàng thì đa số bệnh đã ở giai đoạn tiến triển (chiếm khoảng 40%) không còn chỉ định phẫu thuật nên ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh và kết quả điều trị. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ hiện nay là đa mô thức bao gồm phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích... Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (I, II) nhưng chỉ có khoảng 25-30% bệnh nhân đến ở giai đoạn này. Trên thế giới, từ năm 1910 đã xuất hiện khái niệm cắt thùy phổi, các phương pháp đã được nghiên cứu và cải tiến theo thời gian nhưng tỷ lệ chết và biến chứng vẫn còn cao, mà nguyên nhân chủ yếu là nhiễm trùng viêm mủ màng phổi, rò phế quản, suy hô hấp… Trong thời gian qua, với sự phát triển của gây mê hồi sức, trang thiết bị hiện đại, dược học…các kỹ thuật dần được hoàn thiện làm cho cuộc mổ trở nên hiệu quả và an toàn hơn nhất là phẫu thuật nội soi lồng ngực trong đó có phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ. Phẫu thuật nội soi lồng ngực được triển khai tại Việt Nam từ thập niên 90 với một số báo cáo đã được đề cập. Rocco và cộng sự (Ý) đã mô tả phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ lần đầu tiên vào năm 2000, sau đó kỹ thuật này đã được chấp nhận và thực hành rộng rãi bởi các phẫu thuật viên lồng ngực trên thế giới . Những năm gần đây phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ đã được thực hành tại một số trung tâm phẫu thuật lồng ngực trong cả nước mang lại kết quả bước đầu, nhưng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ mới có báo cáo trường hợp riêng lẻ và chưa có những báo cáo khoa học chi tiết về vấn đề này. Tại Trung tâm Tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đã tiến hành thường qui phương pháp này điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm và đã có những báo cáo kết quả bước đầu, nhằm tổng kết cũng như đánh giá hiệu quả theo giai đoạn của phương pháp nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm được phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2. Nhận xét kết quả sớm phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu phổi ứng dụng trong phẫu thuật 1.1.1. Cây phế quản 1.1.2. Giải phẫu ứng dụng của phổi 1.1.2.1. Phổi phải 1.1.2.2. Phổi trái 1.2. Hệ bạch huyết của phổi Năm 2009 AJCC và UICC đã thống nhất một bản đồ hạch được chỉnh sửa dựa trên bản đồ hạch của Mountain Clifton F (1997), xác định 14 nhóm hạch vùng được qui ước từ số 1 đến số 14. Trong đó sự sắp xếp các số nhóm từ 1- 9 là các nhóm hạch nằm trong trung thất được xếp N2, từ nhóm 10 - 14 là các nhóm hạch nằm ở phổi được xếp N1, từ đó chia ra các giai đoạn bệnh và là căn cứ để xác định nạo vét hạch trong phẫu thuật 1.3. Đặc điểm lâm sàng ung thư phổi 1.3.1. Giai đoạn tiền lâm sàng: Giai đoạn tiền lâm sàng thường kéo dài chiếm 2/3 thời gian phát triển của bệnh. Giai đoạn này chưa có biểu hiện lâm sàng. 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện lâm sàng của UTP được thành các nhóm 1.3.2.1. Nhóm các triệu chứng hô hấp :ho và khạc đờm là triệu chứng thường gặp và rất quan trọng, ngoài ra có triệu chứng: Đau ngực, khó thở, hội chứng nhiễm trùng hô hấp: viêm phổi, xẹp phổi, áp xe phổi. 1.3.2.2. Các triệu chứng toàn thân: Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt, chán ăn, gầy sút. - Hội chứng cận u: Hội chứng Piere – Marie, hội chứng Schwart – Barter, hội chứng giả Cushing, hội chứng tăng canxi máu, hội chứng vú to ở nam giới, sốt: Sốt nhẹ. 1.3.2.3. Nhóm các triệu chứng ung thư xâm lấn và di căn - Triệu chứng ung thư xâm lấn, bao gồm: Tràn dịch màng phổi, màng tim; hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, chèn ép thần kinh, chèn ép thực quản…. - Triệu chứng di căn: Di căn hạch thượng đòn, hạch nách, di căn não, di căn xương, di căn gan, thượng thận... 1.3.3. Các phương pháp cận lâm sàng 1.3.3.1. Chẩn đoán hình ảnh a. Chụp X-quang lồng ngực thẳng – nghiêng: b. Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography - CT) c. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging) d. Chụp PET/CT (Positron Emission Tomography/ CT: Giúp đánh giá giai đoạn bệnh một cách hệ thống và chính xác, giúp bác sỹ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và tiên lượng bệnh e. Xạ hình bằng máy SPECT. 1.3.3.2. Các phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán a. Nội soi phế quản ống mềm b. Phẫu thuật nội soi chẩn đoán c. Nội soi trung thất. d. Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. 1.3.3.3. Xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học - Chọc hút kim nhỏ các tổn thương nghi ngờ di căn: hạch thượng đòn, hạch nách. - Làm xét nghiệm "khối tế bào" (cells block) từ dịch màng phổi, dịch màng tim. - Mô bệnh học là tiêu chuẩn chẩn đoán quyết định - Hóa mô miễn dịch: giúp phân biệt xác định rõ type mô bệnh học. 1.3.4. Chẩn đoán xác định ung thư phổi: Chẩn đoán UTP cần phải phối hợp giữa lâm sàng với cận lâm sàng, trong đó lâm sàng có tính chất gợi ý, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp gợi ý chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh. Mô bệnh học có ý nghĩa chẩn đoán quyết định. 1.3.5 Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với: + Bệnh lao, nhiễm nấm histoplasma: dựa vào sự calci hóa của tổ chức + Ap xe phổi, u hạt có viêm đa khớp - Với UTP vào viện giai đoạn tiến triển: phân biệt với lao phổi, viêm phổi thùy, ap xe phổi, ung thư di căn phổi… 1.3.6. Chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi Chẩn đoán giai đoạn TNM theo phân loại của AJCC-2018 1.4. Các phương pháp điều trị ung thư phổi Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ là điều trị đa mô thức, bao gồm phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích, điều trị triệu chứng với ung thư phổi giai đoạn muộn 1.4.1. Vai trò của phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để, được lựa chọn ở giai đoạn sớm (I, II, IIIA không có hạch N2). Phẫu thuật khuyến cáo là cắt thùy phổi nạo vét hạch ở các chặng N1, N2. Mục đích là loại bỏ khối u và các hạch di căn trong lồng ngực, ngăn chặn tái phát và di căn xa, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh sau mổ, tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị bổ trợ sau mổ: hóa chất, tia xạ, đích. 1.4.1.1. Các hình thức phẫu thuật 1.4.1.2. Vai trò của nạo vét hạch Việc nạo vét hạch trong phẫu thuật điều trị ung thư nói chung và UTPKTBN nói riêng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân, là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, từ đó xác định phương pháp điều trị bổ trợ tiếp theo, và giúp tiên lượng bệnh. Việc nạo vét hạch mang tính hệ thống sẽ loại bỏ được hoàn toàn những hạch đã di căn và những hạch nguy cơ hoặc tiềm ẩn mối nguy cơ di căn cao mà các xét nghiệm CLS không đánh giá được. 1.4.2. Vai trò của hóa trị Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, góp phần cải thiện kết quả điều trị UTPKTB. Hóa trị phối hợp với phẫu thuật và xạ trị trong điều trị triệt để UTP giai đoạn IB, IIA, IIB, IIIA, làm giảm tỷ lệ tái phát và kéo dài thời gian sống thêm. Ở các giai đoạn muộn, hóa xạ trị là phương pháp điều trị cơ bản, có thể điều trị tạm thời, mang tính chất điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ. 1.4.3. Vai trò của xạ trị Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật, xạ trị tiền phẫu, hoặc hoá xạ trị triệt căn, xạ trị triệu chứng Hiện nay có các kỹ thuật xạ trị mới cho kết quả tối ưu và giảm độc tính tối đa trên mô lành như kỹ thuật xạ trị theo hình dạng khối u (3D), xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh (Image Guided Radiation Therapy)… 1.4.4 Phác đồ điều trị ung thư theo giai đoạn bệnh - Giai đoạn I: + Điều trị triệt căn tại chỗ. Giai đoạn IB: điều trị hóa chất bổ trợ sau mổ - Giai đoạn II: + Trường hợp không có khả năng phẫu thuật triệt căn: Xạ trị hoặc hóa- xạ đồng thời. + Trường hợp phẫu thuật triệt căn: Nếu diện cắt không xâm lấn: Hóa trị bổ trợ. Hoặc hóa xạ khi diện cắt có xâm lấn - Giai đoạn III: + Trường hợp có thể phẫu thuật: Phẫu thuật triệt căn, sau đó điều trị bổ trợ hóa ± xạ trị. + Trường hợp không thể phẫu thuật: điều trị đa mô thức: Hóa- xạ đồng thời hoặc hóa (± xạ ). - Giai đoạn IV: Điều trị toàn thân, điều trị giảm nhẹ triệu chứng. 1.5. Điều trị UTPKTBN bằng PTNS một lỗ 1.5.1 Khái niệm Phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ ( Uniportal VATS) là phẫu thuật nội soi lồng ngực xâm lấn tối thiểu, tiếp cận phổi qua một vết mổ nhỏ ở khoang liên sườn. 1.5.2.Cơ sở khoa học và sơ lược lịch sử phát triển của kỹ thuật . 1.5.2.1 Cơ sở khoa học - Tất cả các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng đi qua một cổng làm việc duy nhất trên thành ngực với chiều dài đường rạch da từ 1 – 3cm - Các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng kể trên hoạt động song song với ống kính nội soi - Đường rạch da thường chọn tại khoang liên sườn 5 trước – bên - Các dụng cụ được sắp xếp theo một bình diện dọc 1.5.2.2 Sơ lược quá trình phát triển phẫu thuật nội soi lồng ngực xâm lấn tối thiểu Năm 2010: Gaetano Rocco và cộng sự đã nêu lên khái niệm về Uniportal VATS với việc bỏ cổng Camera riêng biệt, đưa camera, các dụng cụ và lấy bệnh phẩm qua 1 vết mổ nhỏ. Tác giả đã có đủ dữ liệu lâm sàng để chỉ ra rằng phương pháp này có thể được thực hiện với mức độ an toàn và hiệu quả về mặt ung thư như VATS thông thường. Kỹ thuật đã được chấp nhận và triển khai rộng rãi bởi các phẫu thuật viên lồng ngực trên thế giới . 1.5.4 Một số nghiên cứu về điều trị UTPKTBN bằng phẫu thuật nội soi một lỗ - Rocco G, Martucci N, La Manna C, Jones DR, De Luca G, La Rocca A et al (2013), qua 10 năm, thực hiện trên 644 trường hợp nội soi lồng ngực một lỗ, tỷ lệ chuyển đổi phương pháp là 3,7 %, chủ yếu do phổi không xẹp hoàn toàn, thời gian để ống dẫn lưu trung bình 4,3 ngày, thời gian nằm viện trung bình dưới 5,3 ngày . - Phạm Hữu Lư, Nguyễn Việt Anh, Bùi Văn Bình, Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Hữu Ước (2018). điều trị 14 bệnh nhân ung thư phế quản – phổi nguyên phát không tế bào nhỏ giai đoạn I bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức đều cho thấy PTNS cắt phổi an toàn và khả thi, không có trường hợp tai biến trong mổ nào xảy ra và không có trường hợp nào phải chuyển mổ hai lỗ hoặc mở ngực nhỏ hỗ trợ . Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, II được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ tại Trung tâm Tim mạch- Lồng ngực, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2016 đến 7/2021. 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng lâm sàng, cận lâm sàng cùng kết quả giải phẫu bệnh trước mổ hoặc sinh thiết tức thì trong mổ. - Được điều trị cắt thùy phổi, nạo vét hạch bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ. - Chẩn đoán sau mổ là ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, II. - Đầy đủ hồ sơ bệnh án đáp ứng cho nghiên cứu - Không phân biệt tuổi, giới 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ. - Chẩn đoán sau mổ là ung thư phổi không tế bào nhỏ nhưng không phải giai đoạn I, II. - Không có hồ sơ hoặc hồ sơ bệnh án không đầy đủ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả các hồ sơ bệnh án có đủ điều kiện vào nghiên cứu. 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2021. 2.3. Tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ 2.3.1 Chuẩn bị bệnh nhân 2.3.2 Gây mê Bệnh nhân được gây mê ống nội khí quản hai nòng (ống Carlens) cô lập phổi bên phẫu thuật. 2.3.3 Các bước tiến hành phẫu thuật  Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm nghiêng 90° sang bên đối diện. Kê gối độn bên dưới. Tay để vào dụng cụ đỡ để bàn cánh – cẳng – bàn tay hướng lên trên (hoặc treo tay bằng toan vải)  Vị trí kíp mổ: Phẫu thuật viên (PTV) đứng phía trước bệnh nhân. Phụ 1 cùng bên với phẫu thuật viên, phụ 2 và dụng cụ viên đứng đối bên với PTV  Rạch da 3 - 5cm qua khoang liên sườn V ngang qua đường nách trước. Tách các lớp cơ thành ngực và cắt cơ liên sườn vào khoang màng phổi. Sử dụng banh mềm (Soft retractor) của hãng Covidien bọc vết mổ. Dụng cụ phẫu thuật và ống kính nội soi cho đi qua trực tiếp một lỗ nhỏ trên thành ngực ở trên  Phẫu thuật viên thao tác phẫu thuật gián tiếp qua màn hình video phía trước, bóc tách cắt thùy phổi, không sử dụng dụng cụ banh sườn cơ học (Finocietto).  Tiến hành trình tự phẫu tích bộc lộ và cặp cắt các thành phần tĩnh mạch, động mạch, phế quản bằng máy cắt khâu tự động của hãng Covidien. Không cắt động mạch, tĩnh mạch, phế quản chung một khối.  Thùy phổi bệnh lý được lấy ra khỏi lồng ngực bằng cách cho vào một túi lấy bệnh phẩm và được rút qua lỗ nhỏ trên thành ngực ở trên.  Các hạch N1 có thể lấy cùng thùy phổi, các hạch N2 lấy riêng, gửi giải phẫu bệnh làm mô bệnh học.  Khâu lại nhu mô thùy phổi nếu có rách nhu mô hoặc máy cắt khâu tự động không cắt hết để tránh rò khí sau phẫu thuật.  Cầm máu và kết thúc phẫu thuật. 2.3.4. Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật 2.3.4.1. Theo dõi và chăm sóc hậu phẫu Sau khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển qua chăm sóc và theo dõi tại phòng hậu phẫu 2.3.4.2. Theo dõi: Trao đổi với bệnh nhân hoặc người nhà qua điện thoại về điều trị sau mổ 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Các tham số - biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 a. Đặc điểm chung b. Tiền sử bệnh tật c. Triệu chứng lâm sàng: Những triệu chứng lâm sàng được phát hiện lúc vào viện: - Đau, tức ngực - Khó thở - Ho ra máu - Ho khan - Khàn tiếng, nấc cụt - Hội chứng cận u: sốt, gầy sút cân… d. Đặc điểm cận lâm sàng * Tổn thương trên CLVT: *Chọc hút xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của CLVT * PET/CT: Xác định tình trạng khối u và di căn trước mổ. * Chụp cộng hưởng từ sọ não: Tổn thương thứ phát trong não * Xạ hình xương: Di căn xương * Thăm dò chức năng hô hấp: e. Kết quả giải phẫu bệnh trước phẫu thuật Kết quả giải phẫu bệnh của bệnh phẩm lấy từ sinh thiết khối u f. Xếp loại giai đoạn chỉ định phẫu thuật trước phẫu thuật: Theo AJCC (2018) - Giai đoạn I: IA- IB - Giai đoạn II: IIA-IIB 2.4.2. Các tham số - biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2 a. Thời gian phẫu thuật: Tính từ khi phẫu thuật viên rạch da đến khi đóng da xong, tính theo phút. b. Phương pháp phẫu thuật: Cách thức loại bỏ khối u c. Cách thức phẫu thuật:Phẫu thuật nội soi VATS 1 lỗ d. Bản đồ nạo vét hạch: Số lượng nhóm hạch lấy được trong phẫu thuật e. Lượng máu truyền: Số lượng hồng cầu khối phải truyền trong và sau phẫu thuật (tính theo ml) f. Kết quả sớm sau phẫu thuật: - Thời gian điều trị sau phẫu thuật. - Thời gian dẫn lưu màng phổi - Thời gian nằm viện g. Giảm đau sau phẫu thuật - Sử dụng các thuốc giảm đau nonsteroid, morphin - Biện pháp giảm đau: giảm đau ngoài màng cứng, phong bế thần kinh liên sườn… h. Biến chứng trong và sau phẫu thuật - Chảy máu trong mổ - Viêm phổi. - Xẹp phổi. - Chảy máu sau mổ. - Nhiễm trùng vết mổ. - Rò khí kéo dài . - Ổ cặn màng phổi. - Chết trong thời gian chu phẫu i. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật: Hóa chất, xạ trị, hóa-xạ trị, điều trị đích. j. Thời gian sống thêm sau phẫu thuật 2.5. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án, hẹn khám lại qua điện thoại trực tiếp. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu : Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng của điều trị, cải thiện triệu chứng sau mổ, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống thêm cho BN. Tất cả các BN trong nghiên cứu đều được giải thích đầy đủ, rõ ràng về qui trình điều trị, các ưu nhược điểm của phương pháp và rủi ro có thể xảy ra, được BN và gia đình đồng ý trước khi phẫu thuật. Các thông tin cá nhân của BN được bảo mật thông qua việc mã hóa các số liệu trên máy tính. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn sớm (I, II) được điều trị bằng PTNSLN một lỗ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2016 đến 7/2021, chúng tôi thu được kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi ( N= 37) Tuổi n % < 40 tuổi 1 2,7 40 – 49 2 5,4 50 – 59 15 40,5 60 – 69 16 43,2 ≥ 70 3 8,1 Nhận xét: Tuổi trung bình 59,62± 8,79 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 34, tuổi lớn nhất 76 tuổi. Lứa tuổi thường gặp là 50- 69 tuổi (có 31 bệnh nhân) chiếm 83,7 %. Biểu đồ 3.1.Tỉ lệ giới Nhận xét: Trong 37 bệnh nhân, số bệnh nhân nam chiếm 56,8%, nữ chiếm tỉ lệ 43,2%, tỉ lệ nam/nữ là 21/16 = 1,31/1. 3.2. Liên quan đến thuốc lá Biểu đồ 3.2. Liên quan đến thuốc lá Nhận xét: Tổng số bệnh nhân liên quan đến thuốc lá là 22 (59,46%), trong đó nữ giới có 5 trường hợp (22,73%) và nam giới có 17 trường hợp (77, 27%). 3.3. Các triệu chứng lâm sàng Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng (N=37) Biểu hiện lâm sàng (*) n % Không có triệu chứng 17 45,94 Đau tức ngực 18 48,64 Ho máu 1 2,7 Ho kéo dài 1 2,7 Khó thở 6 16,2 Gầy sút cân 1 2,7 (*): Trên cùng một bệnh nhân có thể có từ 02 triệu chứng trở lên. Nhận xét: Trong số các bệnh nhân có triệu chứng khi đến viện thì đau ngực là triệu chứng hay gặp chiếm 48,64%; tình cờ phát hiện bệnh là 45,94%. 3.4. Cận lâm sàng 3.4.1. Vị trí khối u trên phim CLVT Biểu đồ 3.3. Vị trí khối u trên phim CLVT Nhận xét: - Khối u ở phổi phải nhiều hơn bên trái với 25 trường hợp (64,8%). - Khối u ở thùy trên phổi phải chiếm nhiều nhất (41%). - Khối u thuỳ giữa phổi phải chiếm ít nhất (11%) 3.4.2. Kích thước khối u trên CLVT Bảng 3.3. Kích thước khối u trên CLVT Kích thước n % ≤ 2cm (T1a, T1b) 7 19 2-3cm (T1c) 16 43 3-5cm (T2a, T2b) 14 38 Tổng 37 100 Nhận xét: Kích thước trung bình khối u là 2,89 ± 1,01cm (nhỏ nhất 1cm, lớn nhất 5cm), U có kích thước ≤ 3cm chiếm đa số là 62%; không có trường hợp nào u > 5cm. 3.4.3. Tổn thương kết hợp trên CLVT Bảng 3.4. Tổn thương kết hợp trên CLVT Tổn thương n % Không có tổn thương 23 62,16 Dính màng phổi 5 13,51 Viêm phổi kẽ 8 21,62 Xẹp phổi 1 2,70 Tổng 37 100 Nhận xét: Tỷ lệ không có tổn thương kèm theo trên CLVT chiếm 62,16%. 3.4.4. Hạch to phát hiện trên CLVT Bảng 3.5. Nhóm hạch to trên CLVT Hạch vùng n % Nhóm N1 4 10,82 Nhóm N2 10 27,02 Không phát hiện 23 62,16 Tổng 37 100 Nhận xét: Tỷ lệ không phát hiện hạch vùng to trên CLVT lồng ngực 62,16%. 3.4.5. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm mô bệnh học Bảng 3.6. Cách thức lấy bệnh phẩm làm chẩn đoán mô bệnh học (n=37) Cách thức lấy bệnh phẩm n % Nội soi phế quản ống mềm sinh thiết 6 16,21 Sinh thiết xuyên thành ngực dưới CLVT 30 81,08 Sinh thiết tức thì trong mổ 9 24,3 Nhận xét: Có 6 trường hợp được nội soi phế quản nhưng không thấy tổn thương. Tỷ lệ chẩn đoán mô bệnh trước mổ bằng sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CLVT lồng ngực chiếm 81,08%. 3.4.6. Kết quả mô bệnh học trước và trong mổ (N = 37) Biểu đồ 3.4.Kết quả mô bệnh học trước và trong mổ Nhận xét: Có 30 trường hợp được sinh thiết trước mổ, 9 trường hợp sinh thiết tức thì trong mổ, kết quả xét nghiệm mô bệnh học Ung thư biểu mô tuyến chiếm phần lớn với tỷ lệ 91,89%. 3.5. Giai đoạn bệnh trước mổ Bảng 3.7. Giai đoạn bệnh trước mổ Giai đoạn n % Giai đoạn IA 20 54,1 Giai đoạn IB 2 5,4 Giai đoạn IIA 8 21,6 Giai đoạn IIB 7 18,9 Tổng 37 100 Nhận xét: - Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn I chiếm 59,5% - Bệnh nhân ở giai đoạn sớm nên kết quả chụp cộng hưởng từ trước mổ đều cho kết quả chưa thấy tổn thương thứ phát 3.6. Kết quả trong phẫu thuật 3.6.1. Mức độ xâm lấn của khối u trong phẫu thuật Bảng 3.8. Mức độ xâm lấn của khối u phát hiện trong mổ Mức độ xâm lấn n % U còn nằm trong nhu mô 17 45,94 U xâm lấn, co kéo lá tạng màng phổi 17 45,94 U xâm lấn qua rãnh liên thùy 3 8,02 Tổng 37 100 Nhận xét: Tỷ lệ khối u xâm lấn, co kéo lá tạng màng phổi và rãnh liên thuỳ phát hiện trong mổ chiếm 53,96%. 3.6.2. Số thùy phổi cắt bỏ Bảng 3.9. Số thùy phổi cắt bỏ Số thùy phổi cắt bỏ n % Một thùy 31 83,8 Hai thùy 3 8,1 Cắt một thùy kèm cắt không điển hình thùy khác 3 8,1 Tổng 37 100 Nhận xét: - Phẫu thuật cắt 1 thùy phổi chiếm cao nhất 83,8%; - Tỷ lệ cắt 2 thùy phổi và cắt 1 thùy + cắt không điển hình thùy khác do thùy khác do u xâm lấn hoặc tổn thương nghi ngờ thứ phát chiếm 16,2% 3.6.3. Nhóm hạch nạo vét trong phẫu thuật Toàn bộ 37 bệnh nhân được nạo vét hạch chặng N1 và N2 thường quy, tối thiểu vét 4 nhóm hạch, có 1 trường hợp không xác định được số lượng hạch, tổng số hạch nạo vét được là 405 hạch, trung bình 11,25 ± 5,14 hạch/ 1 bệnh nhân. Có 21 hạch di căn đều ở chặng N1. 3.6.4. Thời gian phẫu thuật - Thời gian phẫu thuật trung bình 150,00 ± 22,58 phút. - Thời gian mổ ngắn nhất là 90 phút. - Thời gian mổ dài nhất là 195 phút. 3.6.5. Truyền máu trong và sau mổ Các bệnh nhân trong nghiên cứu không có trường hợp nào bị mất máu trong mổ nhiều cần phải truyền máu trong mổ và không có biến chứng chảy máu sau mổ. 3.6.6. Phổi dính Bảng 3.10. Tình trạng phổi dính Tình trạng phổi dính n % Phổi không dính thành ngực 23 62,16 Phổi dính vào thành ngực 14 37,84 Tổng 37 100 Nhận xét: Tỷ lệ phổi dính vào thành ngực chiếm 37,84%. 3.7. Theo dõi và kết quả điều trị 3.7.1. Kết quả sớm sau phẫu thuật Bảng 3.11. Theo dõi và kết quả điều trị (N= 37) Thời gian (ngày) Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Thời gian điều trị sau mổ 7,54 ± 1,86 4 12 Thời gian dùng thuốc giảm đau 6,70 ± 1,46 4 11 Thời gian dẫn lưu màng phổi 5,59 ± 1,46 3 9 Nhận xét: Một bệnh nhân thường sử dụng từ 2 loại giảm đau trở lên Bảng 3.12.So sánh thời gian điều trị trung bình theo giai đoạn bệnh Giai đoạn bệnh sau mổ n= 37 Thời gian điều trị trung bình P I ( IA + IB) 18 7,56± 2,064 0,963 II ( IIA+ IIB) 19 7,53± 1,712 Nhận xét: Không có sự khác biệt về thời gian điều trị trung bình giữa các bệnh nhân giai đoạn I với nhóm bệnh nhân giai đoạn II (p > 0,05). 3.7.2. Phương pháp giảm đau sau phẫu thuật Bảng 3.13. Các phương pháp giảm đau sau mổ(N= 37) Phương pháp giảm đau sau mổ (**) n % Giảm đau ngoài màng cứng 7 18,92 Phong bế thần kinh liên sườn 17 45,95 PCA 11 29,73 Paracetamol 37 100 (**) Một bệnh nhân có thể được sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảm đau. Nhận xét: Tất cả các trường hợp sau mổ đều sử dụng thuốc Paracetamol dạng truyền hoặc kèm theo có phối hợp thêm các biện pháp giảm đau khác 3.7.3. Biến chứng sau phẫu thuật Bảng 3.14. Biến chứng sau phẫu thuật Biến chứng n % Không có biến chứng 29 78,4 Có biến chứng Rò khí 4 10,8 Viêm phổi 2 5,4 Xẹp phổi 2 5,4 Phẫu thuật lại 0 0 Tổng 37 100 Nhận xét: - Tỷ lệ biến chứng nhẹ sau mổ là 21,6% (bao gồm rò khí, viêm phổi, xẹp phổi) - Không có trường hợp nào phải mổ lại để xử trí các biến chứng 3.7.4. Giải phẫu bệnh sau mổ Bảng 3.15. Kết quả Giải phẫu bệnh sau mổ Giải phẫu bệnh sau mổ n % Carcinoma tuyến 34 91,9 Carcinoma tuyến vảy 1 2,7 Carcinoma vảy 2 5,4 Tổng 37 100 Nhận xét: Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số, với tỷ lệ 91,9%, có 3 trường hợp là ung thư khác chiếm tỉ lệ 8,1%. 3.7.5.Giai đoạn bệnh sau mổ Bảng 3.16.Tỉ lệ giai đoạn bệnh sau mổ Giai đoạn n % IA 12 32,4 IB 6 16,3 IIA 7 18,9 IIB 12 32,4 Tổng 37 100 Nhận xét: Trong 37 bệnh nhân, sau mổ có 48,7% bệnh nhân được xác định ở giai đoạn I và 51,3% bệnh nhân được xác định ở giai đoạn II. Tỷ lệ giai đoạn I và giai đoạn II là như nhau. Bảng 3.17. So sánh tỉ lệ giai đoạn bệnh trước mổ và sau mổ Giai đoạn Sau mổ n p I II Trước mổ I 14 8 22 0,388 II 4 11 15 Tổng 18 19 37 Nhận xét: Trong tổng số 37 bệnh nhân, có 14 trường hợp giữ nguyên giai đoạn I; 11 trường hợp giữ nguyên giai đoạn II, 8 trường hợp trước mổ xác định ở giai đoạn I, sau mổ được xác định ở giai đoạn II, có 4 trường hợp trước mổ được xác định ở giai đoạn II, sau mổ được xác định ở giai đoạn I. Giá trị p > 0,05, tức là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 3.7.6. Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật Bảng 3.18. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật Điều trị bổ trợ sau mổ n % Không điều trị 1 2,70 Không có chỉ định điều trị 6 16,22 Điều trị hóa chất 23 62,16 Điều trị hóa xạ 4 10,81 Không theo dõi được 3 8,11 Tổng 37 100 Nhận xét: Sau mổ có 27 trường hợp (72,97%) bệnh nhân điều trị bổ trợ hóa chất và hóa xạ theo chỉ định của bác sỹ, có 3 trường hợp không theo dõi được, chỉ có 1 trường hợp không điều trị dù có chỉ định. Một số trường hợp không có chỉ định điều trị bổ trợ, chỉ theo dõi định kỳ. 3.7.7. Kết quả khám lại Bảng 3.19. Kết quả khám lại Kết quả khám lại n % Số bệnh nhân ổn định 27 79,41 Số bệnh nhân có di căn 2 5,88 Số bệnh nhân đã chết vì ung thư 1 2,94 Số bệnh nhân không đi khám lại 1 2,94 Số bệnh nhân mất liên lạc 3 8,82 Tổng 37 100 Nhận xét: Trong số 34 bệnh nhân theo dõi được có 27 bệnh nhân (79,41%) vẫn ổn định về tình trạng bệnh, tự sinh hoạt và lao động, 2 bệnh nhân đã tiến triển di căn xương, di căn não, 1 bệnh nhân đã chết vì bệnh sau mổ 36 tháng. 3.7.8. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật Bảng 3.20. Thời gian theo dõi theo giai đoạn bệnh Giai đoạn bệnh Số bệnh nhân sống Số bệnh nhân tử vong Số mất liên lạc Tổng số Tỷ lệ % còn sống Thời gian theo dõi trung bình (tháng) Giai đoạn I 14 2 2 16 87,5 18,56±17,46 Giai đoạn II 17 1 1 18 94,44 21,55±16,98 Chung 31 3 3 34 91,17 20,15 ± 17,02 Nhận xét: - Trong 18 bệnh nhân ở giai đoạn I có 2 bệnh nhân không theo dõi được, có 2 bệnh nhân đã tử vong nhưng không phải do nguyên nhân bệnh ung thư phổi, tỉ lệ còn sống là 87,5%, thời gian theo dõi trung bình:18,56±17,46 tháng - Trong 19 bệnh nhân ở giai đoạn II có 1 bệnh nhân không theo dõi được, 1 bệnh nhân chết do ung thư (sau 36 tháng), tỉ lệ còn sống là 94,44%, thời gian theo dõi trung bình 21,55±16,98 tháng. - Tính chung trong nghiên cứu: Số bệnh nhân còn sống là 31, chiếm tỉ lệ 91,17%, thời gian theo dõi trung bình là 20,15 tháng; trường hợp sống lâu nhất là 55 tháng. Chương 4 BÀN LUẬN - 4.1. Đặc điểm về tuổi và giới Theo nghiên cứu của chúng tôi có 37 BN đủ tiêu chuẩn với tuổi trung bình là 59,62 ± 8,79. Độ tuổi hay gặp nhất là từ 50- 69 với 83,7%, chỉ có 3 bệnh nhân trong nhóm tuổi < 49 (chiếm 8,1%) (Bảng 3.1). Tuổi nhỏ nhất là 34 tuổi, lớn nhất là 76 tuổi. Như vậy, UTPKTBN có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuổi là một trong những yếu tố nguy cao nhất của ung thư phổi, tỷ lệ ung thư phổi tỷ lệ thuận với độ tuổi. Theo tác giả Shields T. W. thì mức độ nguy cơ ung thư phổi tăng theo tuổi như sau: 0,02% ở tuổi 40, 0,185% ở tuổi 50, 0,487% tuổi 60, 1,304% tuổi 70 và xấp xỉ 2,0% ở tuổi 80. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước như: Nguyễn Khắc Kiểm (2016) tuổi trung bình là 56,2, của Vũ Hữu Khiêm (2017) tuổi trung bình là 57. 4.2. Đặc điểm liên quan hút thuốc lá Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi. Theo ước tính thuốc lá có liên quan tới 90% ung thư phổi ở nam giới và 70-80% ung thư phổi ở nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 22/37 trường hợp hút thuốc lá, chiếm 59,45%; trong đó nam giới 18/21 chiếm tỷ lệ 80,95% tổng số bệnh nhân nam và chiếm 77,27% trong số bệnh nhân liên quan đến thuốc lá; nữ giới có 5/16 chiếm tỷ lệ 31,25% tổng số bệnh nhân nữ và chiếm 22,73% trong tổng số bệnh nhân liên quan đến thuốc lá (Biểu đồ 3.1). Tỷ lệ chung và tỷ lệ liên quan khói thuốc ở nam giới tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Khắc Kiểm: tỷ lệ chung là 70,6%, ở nam giới là 87,9% ; trong nghiên cứu của Phạm Văn Thái: 63% bệnh nhân có liên quan thuốc lá và nam giới có 89,5%. 4.3. Đặc điểm lâm sàng Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng khi vào viện thì thường gặp nhất của BN UTPKTBN là đau, tức ngực (48,6%), khó thở nhẹ 16,2%; và ho đờm, ho ra máu 10,8%, Tất cả đều là những triệu chứng không đặc hiệu; có 1 trường hợp gầy sút cân, chiếm 2,7%. Tỉ lệ tình cờ phát hiện bệnh là 17/37, chiếm 45,9% (Bảng 3.3). Triệu chứng hô hấp chiếm tỷ lệ cao tương đồng với nghiên cứu của các tác giả khác: Tỷ lệ triệu chứng ho trong nghiên cứu của Thành Ngọc Tiến (2015): ho khan (32,8%), ho đờm (28,1%), ho máu (12,5%). Nhóm BN không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc được phát hiện khi đi khám bệnh khác chiếm tỷ lệ 45,9%, tương đối cao so với nhiều tác giả trong và ngoài nước: Nguyễn Khắc Kiểm (15,2%), Hirsh Koyi và CS: 7%. 4.4. Đặc điểm cận lâm sàng 4.4.1. Tổn thương trên cắt lớp vi tính Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được chụp cắt lớp vi tính ngực trước mổ, đánh giá vị trí, tính chất khối u, tình trạng hạch và các tổn thương kèm theo. vị trí khối u gặp nhiều bên phổi phải, chiếm 24/37 (64,87%), trong đó u thùy trên phổi phải 40,5%, thùy giữa phổi phải 10,8% và thùy dưới phổi phải 13,5% (Biểu đồ 3.2), kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2014): 48,1%; phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cung Văn Công (2015) với u bên phổi phải chiếm gần 60% 4.4.2. Giải phẫu bệnh trước và trong phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30 trường hợp sinh thiết trước mổ, trong đó 28 trường hợp có kết quả là ung thư, chiếm tỷ lệ 75,67% (Biểu đồ 3.3), đa số có mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến, chiếm tỷ lệ 67,6%; ung thư biểu mô vảy chỉếm tỷ lệ 5,4%. Tỉ lệ ung thư biểu mô vảy của chúng tôi gần giống với nghiên cứu của Trần Minh Bảo Luân cho kết quả tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến là 87,2%; ung thư biểu mô vảy là 6,4%; ung thư tế bào lớn 6,4%. 4.4.3. Giai đoạn bệnh trước mổ Việc xác định giai đoạn bệnh có vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng, các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được chụp CLVT lồng ngực xác định u và tổn thương đi kèm, tính chất hạch, xạ hình xương đánh giá di căn xương, 17/37 bệnh nhân được chụp PET/CT đánh giá di căn và tình trạng hạch. trong đó số giai đoạn I là 22/37, chiếm 59,5%, giai đoạn II là 15/37, chiếm 40,5%. Nghiên cứu của Bùi Chí Viết (2011) thì giai đoạn II chiếm chủ yếu 63,5%, của Nguyễn Hoàng Bình thì giai đoạn I chiếm đa số 80,6%. 4.5. Kết quả trong phẫu thuật 4.5.1. Mức độ can thiệp trong phẫu thuật Phẫu thuật cắt thùy phổi và nạo vét hạch chặng N1 và N2 được áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Tỉ lệ cắt 1 thùy phổi là chủ yếu với 31 trường hợp (83,8%), cắt 2 thùy có 3 trường hợp (8,1%) do u xâm lấn qua rãnh liên thùy, Cắt một thùy kèm cắt không điển hình thùy khác có 3 trường hợp (8,1%) do thùy lân cận có tổn thương nghi ngờ là nốt vệ tinh (Bảng 3.10), Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Kiểm (2016) qua nghiên cứu mổ cắt thùy phổi cho 282 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, phẫu thuật cắt một thùy phổi chiếm tỷ lệ 96,1%, cắt 2 thùy phổi chiếm 3,5% và 1 bệnh nhân cắt lá phổi trái chiếm 0,4%. 4.5.2. Thời gian phẫu thuật Thời gian phẫu thuật cho 37 trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi: 150,8 ± 22,8 phút (90 – 195 phút). 4.5.3. Kích thước khối u Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước trung bình của khối u là 29,7± 10,1 mm, khối u có đường kính nhỏ nhất là 10 mm, lớn nhất là 50 mm, những khối u ở giai đoạn sớm đk ≤ 30 mm (ở giai đoạn T1) chiếm tỷ lệ 62%, khối u có đk > 30 mm chiếm tỷ lệ 38%. Không có trường hợp nào có u lớn > 50 mm. So sánh với nghiên cứu của tác giả Trần Minh Bảo Luân nghiên cứu trên 109 trường hợp có kích thước khối u trung bình 3,23 ± 0,91 (1,2 – 5); 7 trường hợp (6,4%) nhỏ hơn 2cm, 24 trường hợp kích thước 2 – 3cm, kích thước 3 – 5cm chiếm đa số với 78 trường hợp (71,6%). 4.5.4. Đặc điểm u phổi trong mổ Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.9) và bảng 3.11 có 17/37 trường hợp u co kéo, xâm lấn lá tạng màng phổi (45,94%); 17 trường hợp u nằm gọn trong nhu mô; 14/37 (37,84%) bệnh nhân có phổi dính thành ngực. Tác giả Trần Minh Bảo Luân cho kết quả tình trạng phổi dính là 33,9%; tình trạng dính rãnh liên thùy là 12,8%. 4.5.4. Nạo vét hạch trong phẫu thuật Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được nạo vét hạch chặng N1 và N2, tổng số hạch nạo vét được là 405 hạch/ 36 bệnh nhân, trung bình 11,25 hạch/ 1 BN, có 1 bệnh nhân không xác định được số hạch, trường hợp vét được ít nhất là 5 hạch, nhiều nhất là 25 hạch, trong đó 21 hạch di căn chặng N1, không có hạch di căn chặng N2, Nghiên cứu của Ohno Y.Koyama và cs (2008) trên 150 BN UTP phát hiện thấy 712 hạch, trung bình 6,87 hạch/1BN. 4.5.5. Mất máu trong mổ Trong các bệnh nhân của chúng tôi, không có trường hợp nào phải truyền máu trong mổ và sau mổ, do các bệnh nhân của chúng tôi ở giai đoạn sớm, dụng cụ đầy đủ, phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm nên không xảy ra trường hợp nào mất máu nặng phải truyền máu. 4.6. Kết quả sau phẫu thuật 4.6.1. Thời gian điều trị sau mổ Thời gian điều trị sau mổ của chúng tôi trung bình: 7,54 ± 1,86 (ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 12 ngày). Phẫu thuật nội soi với ưu điểm về vết mổ ngắn, không sử dụng banh sườn cứng nên giảm chấn thương tổ chức thành ngực, giảm nguy cơ nhiễm trùng, nên thời gian điều trị sau mổ được rút ngắn hơn so với mổ mở kinh điển. So sánh với một số tác giả khác: Kirby là 7,1 ngày, McKenna trung bình là 5,06 ngày. 4.6.2. Thời gian dẫn lưu màng phổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số ngày trung bình rút dẫn lưu màng phổi là 5,59 ± 1,46 ngày (từ 3- 9 ngày). So với tác giả Bùi Chí Viết thì số ngày rút dẫn lưu màng phổi là 2 đến 4 ngày, so với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bình là 2,1 ± 0,6 ngày. Các tác giả này cũng chỉ ra thời gian dẫn lưu màng phổi của PTNS ngắn hơn so với mổ mở. Điều này có thể được giải thích do phẫu thuật mở ngực kinh điển có thể làm gia tăng chấn thương và phản ứng viêm tăng xuất tiết dịch đưa đến thời gian dẫn lưu màng phổi kéo dài hơn so với phẫu thuật nội soi với đường mổ tối thiểu. 4.6.3. Giai đoạn bệnh sau mổ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận (Bảng 3.17): 48,7% giai đoạn I; 51,3% giai đoạn II. So sánh với nghiên cứu của một số tác giả khác: thấy tỷ lệ giai đoạn I của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác, bệnh nhân ở giai đoạn II cao hơn so với các nghiên cứu khác, do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ở giai đoạn I và II. Tỷ lệ thay đổi giai đoạn sau mổ so với trước mổ là 12/37( chiếm 32,4%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 4.6.4. Biến chứng sau phẫu thuật Bảng 3.15 thể hiện các biến chứng và tỉ lệ của chúng trong nghiên cứu của chúng tôi. Có 8 trong 37 BN có biến chứng chiếm 21,6 %: rò khí kéo dài là biến chứng thường gặp nhất (4/8 trường hợp). Tất cả các trường hợp biến chứng rò khí của chúng tôi đều được điều trị nội khoa kết hợp với rửa khoang màng phổi bằng dung dịch Natriclorid pha Betadin So sánh với nghiên cứu của một số tác giả khác: Nguyễn Hoàng Bình (2015) có tỉ lệ biến chứng là 17,4%, trong đó hay gặp nhất là tràn khí dưới da và rò khí kéo dài, không trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng. 4.6.5. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 bệnh nhân không theo dõi được, có 1 bệnh nhân thấy sức khỏe tốt nên không đi khám lại, còn lại các bệnh nhân đều tuân thủ việc khám lại, có 6 trường hợp (chiếm tỉ lệ 16,22%) không có chỉ định điều trị bổ trợ do ở giai đoạn IA và yếu tố nguy cơ thấp, 27 trường hợp điều trị bổ trợ theo chỉ định của bác sĩ (23 trường hợp điều trị hóa chất, 4 trường hợp điều trị hóa- xạ) có tỉ lệ 72,97%, 2 trường hợp bệnh tiến triển di căn đang điều trị thuốc đích. 4.6.6. Thời gian sống thêm sau mổ Qua bảng 3.26 tính đến thời điểm 30/7/2021, trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 bệnh nhân đã tử vong, trong đó 1 trường hợp tử vong sau 36 tháng do bệnh tiến triển di căn, có 2 trường hợp tử vong không phải do bệnh ung thư ở thời điểm sau mổ 8 tháng và 55 tháng, không có trường hợp nào chết chu phẫu, 3 trường hợp không theo dõi được, số còn sống là 31 trường hợp chiếm tỉ lệ 91,17%, Thời gian theo dõi trung bình chung là 20,15± 17,01 tháng, trường hợp lâu nhất là 55 tháng. Theo một số nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Khắc Kiểm(2016) kết quả sống thêm toàn bộ 1,2 và 3 năm lần lượt là 89,0%, 73,0% và 67,0%. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi một lỗ cắt thùy phổi và vét hạch điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, II tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2016 – 2021, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Tuổi trung bình chung 59,62± 8,79 tuổi (tuổi nhỏ nhất là 34, tuổi lớn nhất 76 tuổi). Lứa tuổi thường gặp là 50- 69 tuổi chiếm 43,2%; Tỷ lệ nam/nữ là 1,31/1. - Tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng chiếm 54,06% trong đó triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực 48,64%. - Tỷ lệ gặp u bên phổi phải chiếm 64,8%, thùy tổn thương nhiều nhất là thùy trên phải chiếm 40,5%. - Tỉ lệ bệnh nhân có liên quan đến thuốc lá là 59,46% - Giai đoạn chỉ định trước phẫu thuật nhiều nhất là giai đoạn I chiếm 59,5%, giai đoạn II chiếm 40,5%. - Kích thước u trung bình là 2,89 ± 1,01cm. - Thể giải phẫu bệnh hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến chiếm 91,9% 2. Kết quả sớm sau phẫu thuật - Thời gian phẫu thuật trung bình 150 ± 22,58 phút (90- 195) - Cắt 1 thùy phổi chiếm 83,8%, cắt 2 thùy 8,1%, cắt 1 thùy kèm cắt không điển hình thùy khác chiếm 8,1%. - Vét hạch chặng N1 và N2 là 100%. Có sự thay đổi giai đoạn bệnh sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) - Thời gian điều trị giảm đau trung bình 6,7± 1,46 ngày. - Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình 5,59± 1,46 ngày (3-9). - Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 7,54± 1,86 ngày (4- 12). - Biến chứng chung sau phẫu thuật chiếm 21,6% là các biến chứng nhẹ bao gồm rò khí, xẹp phổi, viêm phổi trong đó rò khí kéo dài có 4 BN (10,8%), không có trường hợp nào phải phẫu thuật lại. - Tỉ lệ bệnh nhân còn sống 91,17% với thời gian sống trung bình chung là 20,15± 17,01 tháng. Như vậy phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm là kỹ thuật khả thi, với ưu điểm về thẩm mỹ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn. Phương pháp này là một sự lựa chọn cho phẫu thuật viên và bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2346
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nộp LV CKII-NGUYỄN MẠNH HIỆP.pdf
  Restricted Access
6.71 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
Nộp LV CKII-NGUYỄN MẠNH HIỆP.doc
  Restricted Access
7.07 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.