Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2336
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ VÀNH Ở BỆNH NHÂN TỪ 75 TUỔI TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
Authors: NGUYỄN MINH, NGỌC
Advisor: Nguyễn Sinh, Hiền
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, những tiến bộ về chăm sóc y tế và tăng tuổi thọ trung bình kéo theo sự thay đổi về mô hình bệnh lý tim mạch. Số lượng bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành cần được điều trị ngày càng tăng, những bệnh nhân lớn tuổi cũng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn1. Các phương pháp điều trị bệnh lý động mạch vành hiện nay bao gồm: điều trị nội khoa, can thiệp tái tưới máu và phẫu thuật bắc cầu chủ vành (BCCV). Theo WHO, người được coi là cao tuổi khi tuổi từ 65 trở lên2. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân cần được phẫu thuật tim mạch nói chung và phẫu thuật BCCV nói riêng, mốc tuổi 75 được coi là điểm mốc hợp lý để phân loại những bệnh nhân lớn tuổi, đi kèm với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ và cần được đánh giá kỹ trước phẫu thuật, theo nghiên cứu đa trung tâm của Afilalo và cs3. Theo số liệu của Hội phẫu thuật Lồng ngực Hoa Kỳ, trong thời gian 2002-2006 đã có hơn 170.000 bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên được phẫu thuật BCCV, chiếm 22,03% tổng số ca BCCV4. Đến năm 2012, theo thống kê của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, tỉ lệ này là 25%5. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân này là tuổi cao, thể trạng yếu đi kèm nhiều bệnh lý nền và yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường type II, bệnh phổi mạn tính, tiền sử tai biến mạch máu não,... Những nghiên cứu trước đây cho thấy tỉ lệ tử vong và biến chứng cao ở nhóm bệnh nhân này khi so sánh với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hơn6,7. Do đó chỉ định phẫu thuật trên những bệnh nhân lớn tuổi luôn được cân nhắc với những phương pháp ít xâm lấn hơn, như điều trị nội khoa hoặc can thiệp mạch vành qua da. Tuy nhiên, với sự phát triển kĩ thuật và các phương tiện hỗ trợ trong phẫu thuật cũng như trong quá trình gây mê hồi sức, kết quả phẫu thuật của nhóm bệnh nhân này đã được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tử vong chu phẫu và tỷ lệ sống lâu dài rất khả quan, với tỷ lệ tử vong trong 30 ngày sau mổ bắc cầu chủ vành ở nhóm bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên là 4,2 - 4,7% và tỷ lệ sống sau 5 năm là 75,4% - 76,6%8-10. Phẫu thuật BCCV cũng được chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong và các biến cố tim mạch về trung hạn và dài hạn so với can thiệp mạch vành ở nhóm bệnh nhân này11. Hiện nay các tác giả trên thế giới đều thống nhất không nên coi độ tuổi là một yếu tố chống chỉ định của phẫu thuật BCCV. Tại Việt nam, từ ca phẫu thuật BCCV đầu tiên năm 1997, đến nay mỗi năm gần 1000 ca được phẫu thuật tại các trung tâm trong cả nước và ngày càng nhiều những bệnh nhân lớn tuổi được phẫu thuật BCCV. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng kết luận tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ của phẫu thuật BCCV 12,13. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay thường lấy mốc 70 tuổi là nhóm tuổi già. Chưa có nghiên cứu nào về nhóm bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên. Tại bệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian qua, đặc biệt là 2 năm gần đây, số lượng những bệnh nhân thuộc nhóm này được phẫu thuật BCCV ngày càng gia tăng. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên được phâu thuật bắc cầu chủ vành tại bệnh viện tim Hà Nội trong giai đoạn 2019-2020. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành của bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên tại bệnh viện tim Hà Nội trong giai đoạn 2019-2020
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2336
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1045.pdf
  Restricted Access
1.58 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.