Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2329
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN THỊ, KHUYÊN
Advisor: CHU THỊ, HẠNH
NGÔ QUÝ, CHÂU
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD- Chronic Obtructive Pulmonary Disease) là bệnh hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc đóng vai trò hàng đầu.1 BPTNMT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.2 Tại Việt Nam, năm 2009 (theo Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự), tỷ lệ mắc COPD chung trên cả nước là 4,2%, tỷ lệ mắc ở nam giới là 7,1%, nữ giới là 1,9%.3 Theo GOLD 2019 (Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease), tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tỷ lệ hút thuốc, tuổi cao. Dự báo trong 30 năm tới, mỗi năm thế giới sẽ có 4,5 triệu người tử vong do COPD.4 Bệnh có liên quan với một số biểu hiện toàn thân dẫn đến suy giảm năng lực, chức năng, giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe, làm khó thở nặng hơn, trầm trọng hơn. Một số yếu tố phổ biến như viêm toàn thân đã được báo cáo rộng rãi là một liên kết quan trọng giữa COPD và bệnh khác. Các biểu hiện quan trọng được công nhận bao gồm sự hiện diện của các bệnh tim mạch mà phần lớn là do xơ vữa động mạch, ảnh hưởng thần kinh, tâm thần do thiếu oxy và rối loạn chức năng cơ xương do không hoạt động.5 Loãng xương làm thay đổi mật độ và chất lượng xương là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi xương trở nên xốp và dễ vỡ, nguy cơ gãy xương tăng lên rất nhiều. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 200 triệu người mắc loãng xương, 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương.6 Ở Việt Nam, con số loãng xương ước tính là 2,8 triệu người, chiếm 30% phụ nữ trên 50 tuổi .7 Loãng xương hiện được xem là bệnh đồng mắc thường gặp với COPD, bệnh nhân thường bị bỏ sót chẩn đoán và đi kèm với tình trạng sức khỏe và tiên lượng xấu.2 Các gãy xương liên quan đến loãng xương chủ yếu nằm ở cổ xương đùi, xương cẳng tay và cột sống. Khi đó sẽ gây ra các tình trạng bệnh đáng kể cho bệnh nhân như: đau dữ dội, giảm khả năng vận động, tàn tật, suy giảm chức năng hô hấp và thậm chí tử vong.8 Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân COPD ngày càng phức tạp, đặc biệt ở đối tượng nam giới do nhiều yếu tố nguy cơ, tỷ lệ mắc cao, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nặng nề. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tình trạng loãng xương ở bệnh nhân COPD nam giới giúp bác sỹ lâm sàng tiếp cận một cách toàn diện để điều trị nhằm giảm biến chứng của loãng xương ở đối tượng này. Tuy nhiên tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu khảo sát về tình trạng loãng xương ở bệnh nhân COPD nam giới. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai ” trên đối tượng nam giới, ≥ 50 tuổi với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có loãng xương tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2329
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1038.pdf
  Restricted Access
1.49 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.