Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2328
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC TRƯỞNG THÀNH NOÃN BẰNG GnRH AGONIST TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
Tác giả: NGUYỄN DUY, PHƯƠNG
Người hướng dẫn: Nguyễn Xuân, Hợi
Từ khoá: Sản Phụ Khoa
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm bằng phác đồ antagonist đang là lựa chọn ưu tiên số một hiện nay bởi những ưu việt vượt trội so với các phác đồ khác như thời gian kích thích buồng trứng ngắn, lượng thuốc sử dụng ít hơn so với các phác đồ khác giúp tiết kiệm chi phí, không hình thành nang chức năng, giống với sinh lý hơn,… Một trong những khâu quan trọng nhất trong phác đồ này là tiêm thuốc tạo đỉnh LH để gây trưởng thành noãn. Trước đây hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có tính chất tương tự LH là thuốc mặc định dùng để gây trưởng thành noãn. Tuy nhiên hCG được coi là tác nhân chính gây ra hội chứng quá kích buồng trứng đặc biệt trên bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang. Quá kích buồng trứng (QKBT) là biến chứng nghiêm trọng nhất của gây trưởng thành noãn trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Nhiều trường hợp quá kích buồng trứng sớm xảy ra ngay sau chọc hút noãn, làm tăng các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và tăng chí phí điều trị. QKBT muộn sau khi chuyển phôi và khi bệnh nhân có thai làm tình trạng nặng lên, điều trị rất tốn kém và gây nguy hiểm cho người bệnh. Những năm gần đây, GnRH agonist (các chế phẩm: Dipherelin, decapeptyl, suprefact,…) được xem là thuốc đầu tay được sử dụng nhằm gây trưởng thành noãn cho các trường hợp có nguy cơ cao với QKBT, thay thế hCG trong phác đồ kích thích buồng trứng bằng GnRH antagonist đã phát triển mạnh trên thế giới. Phương pháp này giúp hạn chế tối đa hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT), tuy nhiên có thể làm giảm tỷ lệ có thai và tăng tỷ lệ sảy thai khi chuyển phôi tươi. Việc kết hợp gây trưởng thành nang noãn bằng GnRHa kết hợp với đông phôi toàn bộ được cho là một giải pháp toàn diện giảm thiểu HCQKBT sớm và muộn trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Một vấn đề đặt ra là khi sử dụng GnRH agonist để trưởng thành nang noãn có làm ảnh hưởng đến chất lượng phôi, noãn và kết quả có thai của các bệnh nhân hay không? Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sử dụng GnRH agonist để trưởng thành noãn cho thấy chất lượng noãn, sự thụ tinh và chất lượng phôi là tương đương với nhóm được trưởng thành noãn bằng hCG. Nghiên cứu về kết quả có thai đặc biệt tỉ lệ có thai lâm sàng và sinh sống là tương đương khi chuyển phôi đông lạnh hoặc phôi tươi có hỗ trợ hoàng thể, tuy nhiên tỉ lệ có hội chứng QKBT ở nhóm hCG khi chuyển phôi tươi cao hơn có ý nghĩa thống kê. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả có thai như tỉ lệ thai lâm sàng, thai diễn tiến, thai sinh sống bằng phương pháp sử dụng GnRH agonist gây trưởng thành noãn trên phác đồ GnRH antagonist và đông phôi toàn bộ ở những bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng. Do vậy, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trên bệnh nhân được trưởng thành noãn bằng GnRH agonist tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2019” với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm được gây trưởng thành noãn bằng GnRH agonist năm 2019. 2. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của những bệnh nhân trên.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2328
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1037.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.63 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.