Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2321
Title: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHẾ QUẢN BẰNG KHỐI TẾ BÀO DỊCH PHẾ QUẢN LẤY QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN
Authors: DƯƠNG VĂN, HÙY
Advisor: CHU THỊ, HẠNH
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư phế quản là một trong những bệnh lý ác tính với tỷ lệ tử vong cao, 13% trong tất cả những ca nhiễm mới và 19% số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới liên quan đến ung thư phế quản. 6.9% trong tất cả các trường hợp ung thư mới và 9.3% số trường hợp tử vong do ung thư ở Ấn độ là vì ung thư phế quản phổi.1 Theo WHO (2000), mỗi năm UTPQ gây tử vong cho 886.000 nam và 330.000 nữ trên thế giới.2 Thời gian sống 5 năm chỉ rơi vào khoảng 15% ở những nước phát triển và đáng buồn là chỉ 5% ở những nước đang phát triển.3 Ở Việt Nam, UTPQ đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới, ước tính hàng năm có khoảng 6.950 bệnh nhân UTPQ mới mắc.4,5 Trong chẩn đoán UTPQ, có ba vấn đề quan trọng đó là: Xác định chẩn đoán, xác định týp mô bệnh học và đánh giá giai đoạn bệnh. Từ khi ra đời từ những năm 1966 đến nay, nội soi phế quản ống mềm đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong chẩn đoán các bệnh đường thở nói chung và ung thư phế quản nói riêng.6 Nội soi phế quản là một kỹ thuật tương đối an toàn và hiệu quả để chẩn đoán UTPQ với nhiều cách tiếp cận. Hướng dẫn chẩn đoán qua nội soi của hiệp hội lồng ngực Anh khuyến cáo rằng việc kết hợp nhiều phương pháp trong thủ thuật nội soi phế quản giúp tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh lý ác tính tại phổi. Qua thủ thuật nội soi có thể thực hiện được: rửa phế quản, chải phế quản, sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên vách và rửa phế quản phế nang (BAL); trong đó BAL lấy dịch phế quản làm xét nghiệm là phương pháp được làm thường quy nhất trong quá trình nội soi phế quản, góp phần tăng giá trị chẩn đoán bệnh lý đặc biệt là trong UTPQ.7,8 Kỹ thuật khối tế bào (cell block: CB) dịch phế quản là phương pháp cố định cặn tế bào trong khối nến khi lấy tế bào/ mô rơi vào dịch rửa phế quản.9 Nhiều nghiên cứu khác nhau quan sát thấy giá trị chẩn đoán UTPQ cao hơn khi sử dụng CB so với các phương pháp xét nghiệm dịch phế quản khác như kỹ thuật phết tế bào thông thường. Ưu điểm của kỹ thuật CB so với kỹ thuật tế bào phết lam kinh điển là có thể thu được nhiều tế bào hơn trên một tiêu bản và có thể cắt được nhiều tiêu bản tương tự nhau để thực hiện cùng lúc nhiều kỹ thuật nhuộm khác nhau hoặc cùng lúc có thể nhuộm nhiều loại dấu ấn hóa mô miễn dịch khác nhau để khảo sát sự biểu lộ của các dấu ấn kháng nguyên khác nhau trên cùng một tế bào. Từ đây cho phép chẩn đoán chính xác hơn và có thể xác định được nhiều loại tổn thương đặc hiệu như ung thư, lao, nấm đồng thời phát hiện và có thể định hướng được nguồn gốc các u nguyên phát hay thậm chí có thể phân loại được cả type mô bệnh học mà bằng các phiến đồ tế bào phết lam không thể làm được. Do đó, kỹ thuật này rất hữu ích đặc biệt trong những trường hợp mà tổn thương nghi ngờ ở những vị trí khó sinh thiết, có chống chỉ định sinh thiết khi nội soi phế quản như tổn thương ở vị trí đỉnh phổi, tổn thương xâm lấn mạch máu lớn, người có rối loạn đông cầm máu hoặc bệnh nhân từ chối sinh thiết. Tuy có những lợi ích như vậy, nhưng đến nay có rất ít nghiên cứu khảo sát giá trị của CB dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản trong chẩn đoán ung thư phế quản.10 Với những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng khối tế bào dịch phế quản lấy qua nội soi phế quản” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phế quản. 2. Đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng khối tế bào dịch phế quản lấy qua nội soi phế quản.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2321
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1030.pdf
  Restricted Access
1.41 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.