Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2302
Title: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN CỦA PHẪU THUẬT CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI VỚI ĐỘ NGẢ SAU CỦA THÀNH SAU ỐNG TAI NGOÀI
Authors: NGUYỄN THỊ HUYỀN, NGÂN
Advisor: Cao Minh, Thành
Keywords: Tai Mũi Họng
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đọan sơ sinh, hậu quả sẽ trở thành trẻ điếc - câm, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình phát triển thể chất, tâm lí và hòa nhập cộng đồng của trẻ, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trên thế giới, tỷ lệ nghe kém bẩm sinh ở trẻ em từ 0,3% - 0,5%, tức là mỗi năm có khoảng 400.000 trẻ bị nghe kém bẩm sinh ra đời1. Ở Mĩ, khiếm thính là một trong những khuyết tật thần kinh sơ sinh phổ biến nhất, cứ 1000 đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh thì có 1 đến 3 trẻ bị khiếm thính, còn đối với những đứa trẻ sinh ra được chăm sóc trong đơn vị đặc biệt tỉ lệ này là 2-4/100 trẻ2. Ở Việt Nam, năm 2013 theo số liệu công bố có khoảng 1 triệu trẻ em được sinh ra thì ước tính khoảng 15000 trẻ nghe kém bẩm sinh, trong đó có khoảng 5000 trẻ là nghe kém nặng và điếc2. Năm 2016, bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám sàng lọc cho 38331 trẻ sơ sinh phát hiện 688 ca nghe kém chiếm tỷ lệ 1,5%3. Đó là 1 tỷ lệ cao so với thế giới, vì vậy cần phải chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng nghe sớm cho trẻ. Hiện nay cấy ốc tai điện tử là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh nhân nghe kém nặng hay điếc hai tai mà không đáp ứng với máy trợ thính nhằm phục hồi chức năng nghe cho trẻ điếc, để trẻ có thể phát triển bình thường, có thể hòa nhập cộng đồng, học tập và làm việc như người bình thường. Cấy ốc tai điện tử là phẫu thuật đặt một thiết bị có khả năng biến những âm thanh thành các tín hiệu điện thông qua các điện cực đặt trong ốc tai do vậy còn có tên gọi là cấy điện cực ốc tai, từ đó các tín hiệu này được chuyển đến các tế bào của hạch xoắn rồi theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não. Phẫu thuật này đã được áp dụng trên thế giới từ những năm đầu của thập kỷ 70 và liên tục phát triển với những bước tiến đặc biệt về kỹ thuật và thiết bị ốc tai điện tử, cho đến nay là một biện pháp điều trị ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu cấp thiết của người bệnh đặc biệt có sự hỗ trợ của các chuyên khoa như thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, chuyên gia thính học và luyện giọng, phẫu thuật được tiến hành thường quy hơn. Quá trình phẫu thuật phức tạp gồm các thì mở xương chũm, mở hòm nhĩ sau qua ngách mặt, mở ốc tai và đặt điện cực4. Trong khi phẫu thuật có thể gặp những khó khăn, tai biến như nguy cơ liệt mặt, chảy dịch não tủy, tổn thương tai trong…cũng như căng thẳng của phẫu thuật viên khi không đặt được điện cực vào ốc tai. Vì vậy nếu phẫu thuật viên không dự tính được khó khăn trước khi phẫu thuật, phát hiện và khắc phục nó trong quá trình thực hiện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thành công của phẫu thuật5. Những khó khăn này có thể xuất hiện trong đường vào bộc lộ cửa sổ tròn, cũng có thể xuất hiện khi đặt điện cực6. Dựa trên nghiên cứu cấu trúc giải phẫu của xương thái dương trên cắt lớp vi tính (CLVT) ở bệnh nhân điếc bẩm sinh nhiều tác giả trên đã nhận thấy những dị dạng tai ngoài, tai giữa, tai trong kèm theo từ đó dự tính được những khó khăn. Trong đó mối quan hệ giải phẫu giữa thành sau ống tai ngoài với các cấu trúc như dây VII, dây thừng nhĩ trên đường vào ngách mặt có mối tương quan cao với khả năng xác định được cửa sổ tròn7 . Ở Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề này.” Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá mức độ khó khăn của phẫu thuật cấy điện cực ốc tai với độ ngả sau của thành sau ống tai ngoài” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả cấu trúc giải phẫu của xương chũm trên cắt lớp vi tính của trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định cấy ốc tai điện tử. 2. Đối chiếu kết quả độ ngả thành sau ống tai ngoài trên cắt lớp vi tính với kết quả đo trên phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2302
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1011.pdf
  Restricted Access
2.79 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.